Nhiều tỉnh đón người dân từ TP.HCM về tránh dịch

Nhiều tỉnh, thành đã đồng ý tiếp nhận người ở TP.HCM về quê tránh dịch, người dân hệ với đại diện của tỉnh mình tại TP.HCM để lập danh sách.

Tiến thoái lưỡng nan

Từ 15/7, TP.HCM chỉ chấp nhận do doanh nghiệp (DN) hoạt động khi đáp ứng các điều kiện “3 tại chỗ”: Làm việc, ăn ở, nghỉ ngơi tại nhà máy, công ty.

Phần lớn các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này do mặt bằng sản xuất nhỏ. Do dó, nhiều doanh nghiệp chấp nhận thu hẹp quy mô sản xuất hoặc đóng cửa, một lượng rất lớn công nhân phải tạm nghỉ việc.

nhiều tỉnh đón người dân từ tp.hcm về tránh dịch

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, Tập đoàn Phương Trang huy động trên 1.300 xe phục vụ miễn phí đưa đón bác sĩ, nhân viên y tế.

Phải nghỉ việc, thu nhập giảm hoặc không có, đối diện với áp lực chi tiêu hàng ngày và tiền nhà trọ, nhiều công nhân buộc phải về quê. Lúc này, họ phải đối diện với tình huống khó khăn khác: Về bằng cách nào khi tất cả các phương tiện vận tải công cộng đều phải dừng hoạt động?

Chị Bảo Ngọc, làm việc tại một khu công nghiệp ở quận Bình Tân cho hay, ngay sau đợt dịch bùng phát vào tháng 5, chung cư chị ở bị phong tỏa do liên quan đến ca dương tính với Covid-19.

Khi vừa hết phong toả thì khu công nghiệp có ca dương tính và lại bị cách ly tại nhà 14 ngày. Chưa được bao lâu thì toàn thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16. Và nhà máy nơi chị làm tạm dừng hoạt động, các công nhân chưa biết khi nào đi làm lại.

“Đủ thứ phải chi tiêu, tôi đã cầm cự được vài tuần, giờ muốn về quê nhưng không biết đi bằng phương tiện nào”, chị Ngọc nói.

Chị H., một công nhân tại Công ty PouYuen ở Bình Tân cũng chia sẻ, khu căn hộ mini chị thuê trọ có ca mắc Covid-19 nên bị phong toả 21 ngày. Sau 21 ngày thì TP.HCM đang áp dụng lệnh giãn cách xã hội 14 ngày nữa. Và tới nay, việc giãn cách sẽ bị nối dài.

“Công ty có một số ca dương tính với Covid-19 nên công nhân phải tạm nghỉ làm. Đúng lúc này ban quản lý nhà trọ lại yêu cầu công nhân chuyển sang khu khác để dành mặt bằng cho một đơn vị khác thuê. Chúng tôi đang mắc kẹt ở giữa”, chị than thở.

Tiến thoái lưỡng nan, khó khăn chồng chất, chị H. tìm đường về quê nhưng TP đang giãn cách theo Chỉ thị 16, các phương tiện vận tải công cộng đều dừng hoạt động.

Toàn TP.HCM hiện nay chưa thống kê được lượng công nhân tạm nghỉ việc nhưng số lượng chắc chắn rất lớn.

Đà Nẵng, Quảng Ngãi đi đầu

Ngày 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận người lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam trở về bản quán tránh dịch.

Ngay sau đó, UBND TP Đà Nẵng đã có chỉ đạo về việc tiếp nhận, đưa người dân đang sinh sống tại TP.HCM không có chỗ ở ổn định, những người dân gặp khó khăn muốn trở về Đà Nẵng. Hiện đã có hơn 500 người dân Đà Nẵng tại TP.HCM đăng ký về quê thông qua cơ quan đại diện của Đà Nẵng tại TP.HCM.

Tương tự, ngay trong ngày 16/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn khẩn về việc đưa người từ Quảng Ngãi đang mưu sinh tại TP.HCM về địa phương. Đây cũng là cách để tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ khó khăn với người dân xa xứ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Ngay sau đó, Thường trực MTTQ tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi đến Hội đồng hương tỉnh Quảng Ngãi tại TP.HCM và Tập đoàn Phương Trang (Phương Trang Group), nhờ hỗ trợ phương tiện vận chuyển để đưa bà con trở về quê.

Ngay sau thông báo này, ông Nguyễn Phi Long, Phó chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Quảng Ngãi cho biết chưa tới 1 ngày, đã có 20.000 người dân ở Quảng Ngãi tại TP.HCM đăng ký về quê. Tuy nhiên, vì các vấn đề liên quan đến phòng dịch, nên trước mắt lựa chọn 400 người về trước.

Tại Bình Định, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Định đã đón hơn 10.000 người dân về lại địa phương.

“Chúng tôi biết rằng, trên địa bàn TP.HCM hiện nay còn rất nhiều bà con Bình Định đang lâm cảnh rất khó khăn do dịch, mất việc làm, không có chỗ ở, không có thu nhập”, ông Long nói và cho biết, tỉnh đã thống nhất chủ trương thuê máy bay để đón khoảng 1.000 người Bình Định về quê trong đợt này. Đây là những người thật sự khó khăn, không có chỗ dựa, không có thu nhập, hộ neo đơn… Chuyến bay đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 20/7 tới.

5.000 chuyến xe miễn phí sẵn sàng phục vụ

Ngày 15/7, Sở GTVT TP.HCM đã có công văn khẩn gửi Công an, Sở GTVT các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ phương tiện vận tải và lái xe của Tập đoàn Phương Trang di chuyển từ các tỉnh, thành phố đến TP HCM để đưa người từ vùng dịch TP.HCM về quê.

Tập đoàn Phương Trang đã điều động 1.538 lượt xe vận chuyển miễn phí theo yêu cầu của các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TP trong suốt thời gian qua.

Theo đại diện Tập đoàn Phương Trang, những ngày vừa qua hàng trăm lái xe của Phương Trang tại Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang… đã làm đơn tình nguyện gửi lên Ban giám đốc công ty mong muốn được lên TP.HCM phục vụ công tác chống dịch.

Theo doanh nghiệp này, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng 5.000 chuyến xe miễn phí đưa đồng bào miền Trung, miền Tây về quê. Tập đoàn Phương Trang vẫn đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan ở TP.HCM và các tỉnh, thành liên quan để thống nhất kế hoạch vận chuyển.

“Tập đoàn dự kiến huy động khoảng 500 chuyến xe/mỗi ngày để đưa đồng bào về quê. Thời gian dự kiến kéo dài khoảng 2 tuần hoặc lâu hơn, tùy theo nhu cầu đi lại của người dân".

Ngày 18/7, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng đã đề nghị các hãng hàng không, cảng hàng không tạo điều kiện vận chuyển người dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê.
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị, phương án tổ chức chuyến bay phải được sự đồng ý của các địa phương tiếp nhận bao gồm số lượng, hành trình di chuyển từ sân bay đến nơi tiếp nhận, phương án giám sát di chuyển. Toàn bộ hành khách cần có giấy xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay.

Theo baogiaothong.vn

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Nghịch cảnh trời nắng thiêu đốt, diêm dân càng đổ ra đồng làm muối

Để có những hạt muối trắng ngần, diêm dân xã An Hoà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm việc quần quật giữa trưa nắng, nhưng mỗi ngày họ chỉ có thu nhập hơn 100.000 đồng.

Động đất cường độ lớn nhất từ đầu năm ở Kon Tum

Trận động đất mạnh 3.7 độ richter vừa xảy ra tại Kon Tum. Người dân sống ở vùng tâm chấn có thể cảm nhận rõ ràng đồ đạc bị rung lắc khá mạnh.

Chàng trai Cần Thơ kiếm bộn tiền từ 'báu vật' trên mái nhà

Chàng trai Cần Thơ sở hữu vườn lan đột biến vạn người mê trên mái nhà. Nhờ "báu vật" này, mỗi tháng anh thu bộn tiền.

Đang cập nhật dữ liệu !