Nhật – Trung: Nguy cơ xung đột cao do căng thẳng chủ quyền

Một chuyên gia Nhật Bản cho rằng nước này có 1 hoặc 2 năm để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền về các hòn đảo hoặc sẽ có nguy cơ sa vào một cuộc chiến thực sự với Trung Quốc nhưng hiện nay cả các nhà ngoại giao và công chúng Nhật đều chưa nhận ra sự nguy hiểm của tình hình.

Nhật – Trung: Nguy cơ xung đột cao do căng thẳng chủ quyền

Dùng bài cũ, Trung Quốc đổ lỗi tại Philippines

Chạm trán tại Biển Đông, sai lầm chiến lược của Trung Quốc

Mỹ giao tàu chiến "trần trụi" cho Philippines

Nhật – Trung: Nguy cơ xung đột cao do căng thẳng chủ quyền

Các hòn đảo Senkaku, tiếng Trung là Điếu Ngư hiện đang bị Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.

“Chúng ta đã trôi đến một nơi mà chúng ta không muốn đến và chúng ta đang không còn nhiều thời gian nữa”, Kazuhiko Togo, giám đốc Học viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kyoto Sangyo nhận xét, “Chúng ta cần phải chuẩn bị về quân sự và đồng thời phải tiến hành mọi nỗ lực ngoại giao để thu hẹp khoảng cách giữa Tokyo và Bắc Kinh. Tình hình hiện nay thực sự đang trở thành một biến cố khơi mào chiến tranh”.

Trong tuần vừa qua, Trung Quốc đã hủy chuyến thăm của một lãnh đạo quân sự cao cấp nước này đến Nhật Bản và tỏ ra lạnh nhạt với Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda trong một hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh hồi đầu tháng.

Cả hai hành động này đều nhằm mục đích bày tỏ sự không hài lòng của Trung Quốc về cuộc tranh chấp các hòn đảo Senkaku hay còn gọi là các đảo Điếu Ngư theo tiếng Trung. Các hòn đảo này hiện đang được phía Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc và cả Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo này.

Trong những tuần vừa qua, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nhắc đến các đảo Senkaku là “lợi ích cốt lõi”. Động thái đó tương đương với hành động "nhe nanh" và "gầm gừ".

Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng khi hiện đại hóa quân sự và tăng cường tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ khu vực. Cuộc chạm trán kéo dài hàng tháng giữa Trung Quốc và Philippines vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.

Cuộc tranh chấp về các hòn đảo Senkaku đã gần như biến thành xung đột vào năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh bắt cá của Trung Quốc vì tàu này đâm vào một tàu tuần tra của Nhật. Cuối cùng, Nhật Bản đã thả tàu đánh cá và các ngư dân dưới sức ép ngoại giao, các lệnh cấm vận và làn sóng biểu tình chống Nhật Bản tại các thành phố lớn ở Trung Quốc.

Tháng trước, thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, một người theo đường lối cứng rắn, đã khơi mào lại cuộc tranh chấp khi tuyên bố kế hoạch mua lại các hòn đảo từ những người sở hữu tư nhân các hòn đảo này. Ông tuyên bố mục đích của ông là nhằm ngăn chặn Bắc Kinh có hành động về chủ quyền các hòn đảo Senkaku, mặc dù chưa rõ liệu ông có đủ thẩm quyền làm điều đó. Ông Ishihara còn cho biết ông đã quyên góp được hơn 3 triệu đô la từ các cá nhân để chuẩn bị cho vụ mua bán này.

Trong khi đó, chính quyền của thủ tướng Noda lại đáp lại bằng cách chỉ định tên chính thức cho hàng chục hòn đảo và mỏm đá trong khu vực đang tranh chấp (Trung Quốc trước đó cũng đã từng làm như vậy) và tuyên bố nước này đưa ra hành động trước ông Ishihara.

Ông Togo chỉ trích Tokyo vụng về trong cuộc tranh chấp Senkaku và để vụ việc trở thành vấn đề mang đậm cảm tính cho cả hai bên. Ông cho rằng nếu sự bất bình kéo dài dồn tụ và không để lại nhiều cơ hội giữ thể diện. Trong khi Trung Quốc nhìn nhận rằng một Nhật Bản không tỏ ra ăn năn về quá khứ vẫn bám lấy di sản mở rộng thuộc địa thì Nhật Bản lại nhìn nhận rằng một Trung Quốc ngạo mạn và tính khí thất thường lại “bắt nạt” các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình.

“Senkaku ban đầu là nguồn gốc tranh chấp về chủ quyền đối với Nhật Bản và Trung Quốc nhưng vụ việc đang có nguy cơ trở thành vấn đề hồi tưởng về quá khứ đối với cả hai quốc gia. Nếu điều đó xảy ra thì tôi không thấy có con đường nào để giải quyết”, ông Togo nhận xét.

Yang Yi, một cựu giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học quốc phòng ở Bắc Kinh lo ngại rằng cuộc tranh chấp nếu không khơi mào một cuộc chiến thì cũng là một cuộc leo thang vũ trang. Các lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đã tăng cường tiếp cận vùng lãnh hải quanh các hòn đảo phía tây nam Nhật Bản trong khi Nhật Bản thì đã bắt đầu củng cố quốc phòng tại các hòn đảo đó và tăng cường thêm các lực lượng không quân và bộ binh linh hoạt.

“Chúng ta có rất nhiều việc phải làm gấp, đừng dồn nhau vào chân tường”, ông Yang nói.

Nhật Bản đã quản lý quần đảo Senkaku kể từ năm 1895. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vào năm 1971, ngay sau khi phát hiện có dầu ở khu vực này, nhưng cả hai bên đã nhất trí để “thế hệ sau” giải quyết vụ việc. Các hòn đảo nằm ở vị trí cách Đài Loan 200 dặm (300km) và nằm ở chân của chuỗi các hòn đảo phía tây nam của Nhật Bản.

Hiện vấn đề cảm xúc đang chi phối hai cuộc tranh chấp về chủ quyền khác của Nhật Bản. Chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc ban đầu dự kiến đến Nhật Bản vào cuối tháng này đã bi hủy bỏ và kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc phòng đầu tiên giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã bị trì hoãn vô thời hạn bởi cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Takeshima và theo tên Hàn Quốc là Dokdo.

Mặc dù cảnh sát và quân đội Hàn Quốc đã chiếm giữ hòn đảo kể từ những năm 1950, các quan chức ở một quận của Nhật Bản đã bắt đầu xem xét về một “Ngày Takeshima” thường niên kể từ năm 2005 để bày tỏ sự bất mãn trước sự thất bại của hiệp ước đánh bắt cá và gây sức ép với Tokyo. Kết quả đã khiến người Hàn Quốc nổi giận.

Trong lúc đó, việc Nhật Bản khăng khăng đòi Nga trả lại 4 hòn đảo ở khu vực phía bắc mà Liên Xô chiếm vào thời điểm cuối của Chiến tranh thế giới II đã khiến các cuộc thương lượng bị trì hoãn hàng thập kỷ. Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã tỏ vẻ sẵn sàng khởi động lại các cuộc thương lượng về 2 hòn đảo trong năm nay nhưng sẽ tìm đến Hàn Quốc hoặc các đối thủ khác trong khu vực để giúp giải quyết tranh chấp về các hòn đảo nếu Nhật Bản “giở chứng”.

Hiện vẫn chưa rõ liệu một cuộc chiến tranh với Trung Quốc về các hòn đảo Senkaku có kéo Mỹ vào hay không. Điều 5 của Hiệp ước an ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản khẳng định cam kết của Hoa Kỳ với quốc phòng Nhật Bản ngay cả khi khu vực bị tấn công chỉ được Nhật Bản “quản lý về mặt hành chính” như trong trường hợp các đảo Senkaku.

Nhưng ông Togo lại cho rằng: “Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta ngu ngốc đến nỗi khích động Trung Quốc tấn công Nhật Bản thì chúng ta làm sao có thể tìm đến Hoa Kỳ và nói: “Này chúng tôi có chiến tranh đấy”.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !