Nhật Bản: Xuất khẩu "chìm" vì kinh tế Trung Quốc suy yếu
Hoạt động bốc dỡ hàng tại một cầu cảng Nhật Bản |
Mức tăng trưởng xuất khẩu 7,4% tính từ đầu năm nay tới tháng Sáu tại Nhật Bản đã thấp hơn so với mức dự báo trung bình tăng trưởng hàng năm 10,3%. Đây sẽ là bài toán khó đặt ra với chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe bởi việc thi hành chính sách hạ giá đồng Yên là không đủ để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu.
Cán cân thương mại của Nhật Bản vẫn ghi nhận tình trạng thâm hụt trong 12 tháng liên tiếp tính tới tháng Sáu năm nay. Bởi đồng Yên yếu trở thành gánh nặng đối với hoạt động nhập khẩu năng lượng.
"Nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm đang ngày càng nguy hiểm. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vẫn giữ ở mức cao trong quý II nhờ chi tiêu hàng hóa gia tăng," nhà kinh tế Yasuo Yamamoto tại Viện Nghiên cứu Mizuho nói.
Báo cáo dữ liệu trong quý I năm nay cho thấy Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc – đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản, đã tăng 4,8% trong tháng Sáu năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng trưởng hàng năm 8,3% hồi tháng Năm. Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm của Trung Quốc đang ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản.
Trong khi đó, lượng tàu chở hàng sang Mỹ - đối tác thương mại chính của Nhật Bản, đã tăng lên mức 14,6% hàng năm, so với tỷ lệ 16,3% tính từ đầu năm nay cho tới tháng Năm - phần nào cho thấy hiện tượng giảm tốc nhẹ trong nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
So với một năm trước, tỷ lệ nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng Sáu đạt 11,8%, thấp hơn so với mức tăng trưởng dự báo hàng năm 13,6%.
Ngoài ra, cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt mất 180,8 tỷ Yên (1,81 tỷ USD), cao hơn so với mức dự báo thâm hụt 160,6 tỷ Yên.
Đặc biệt, so với đồng đôla, giá trị đồng Yên của Nhật Bản đã giảm mất 20% kể từ hồi tháng 11 năm ngoái. Việc tái cơ cấu đồng Yên đã giúp hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản khởi sắc song ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí nhập khẩu nhiên liệu. Hiện nay, Nhật Bản sẽ vẫn phải tiếp tục nhập khẩu thêm nhiên liệu bởi các lò phản ứng hạt nhân chưa được tái khởi động sau thảm họa tại nhà máy điện Fukushima hồi tháng 3/2011.
Trong 10 quý vừa qua, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng đã suy yếu trong quý 9 và khả năng tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại khi quốc gia đông dân nhất thế giới cố gắng hạn chế đầu vào lĩnh vực tài sản cố định. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.