Nhật Bản mua tên lửa Tomahawk vì "không thể ngồi chờ tới khi bị hủy diệt"

Chính phủ Nhật Bản được cho đang cân nhắc kế hoạch mua sắm thêm vũ khí nhằm tăng cường khả năng đối phó với mối đe dọa từ lực lượng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Khả năng, Tokyo sẽ quyết định mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Theo tạp chí National Interest, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch mua thêm vũ khí để đối phó với mối đe dọa từ hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. Bởi thực tế, Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) chưa có bất cứ loại vũ khí phòng thủ nào có tầm hoạt động đủ sức tiêu diệt các loại tên lửa như Scud mà Triều Tiên phóng thử về phía biển Nhật Bản hồi tháng Ba.

Nhật Bản mua tên lửa Tomahawk vì

Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng thử từ tàu khu trục lớp Arleigh Burke, USS Donald Cook của hải quân Mỹ.

Để đối phó với tên lửa Triều Tiên, theo tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản được cho đang có ý định mua các tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Với đầu đạn 1.000 pound (454 kg) và chiều dài là 5,56 m, tên lửa Tomahawk có thể loại bỏ các hệ thống radar và tiêu diệt mục tiêu của đối phương ở khoảng cách 900 dặm (1.448 km).

Nếu Nhật Bản quyết định mua tên lửa Tomahawk, các tên lửa này sẽ được đưa lên tàu khu trục Aegis hoạt động. Tàu Aegis có thể chở 90 tên lửa hành trình Tomahawk.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang cân nhắc mua thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ để tăng cường khả năng đối phó với mối đe dọa từ các loại tên lửa. Tuy nhiên, động thái này có thể tạo ra những thay đổi lớn trong chính sách an ninh quốc gia của Nhật Bản. Trong khi hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật Bản quy định cấm sáp nhập lực lượng thủy quân lục chiến, tàu sân bay và tên lửa hành trình vào hoạt động của SDF ngoại trừ trường hợp phòng vệ. 

Dưới thời lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi hiến pháp đồng thời mở rộng hoạt động của SDF. Quân đội Nhật Bản được cho đang tiến hành đào tạo lữ đoàn đầu tiên thuộc lực lượng thủy quân lục chiến. Ngoài ra, hải quân Nhật Bản cũng vừa biên chế chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thứ hai.

Do đó, sự có mặt của tên lửa hành trình Tomahawk sẽ cho phép Nhật Bản triển khai các cuộc tấn công phòng vệ phủ đầu chống lại hệ thống vũ khí của Triều Tiên. Thậm chí, Nhật Bản có thể sử dụng Tomahawk để phản công Triều Tiên.

Sau vụ việc Triều Tiên cho phóng thử 4 tên lửa tầm xa Scud hồi tháng Ba, giới chức Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành thảo luận về việc tăng cường năng lực cho các lực lượng vũ trang nước này.

"Nhật Bản không thể ngồi chờ cho tới khi bị hủy diệt. Nhật Bản có thể tấn công căn cứ của kẻ thù, nơi đối phương phóng tên lửa về phía Nhật Bản. Nhưng chúng ta chưa có vũ khí và năng lực này", tờ Washington Post dẫn lời ông Hiroshi Imazu, một trong những nghị sĩ Nhật Bản đầu tiên ủng hộ kế hoạch phát triển năng lực tấn công của quân đội nước này. 

Ủy ban đánh giá an ninh của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản cũng đã đề xuất kế hoạch nâng cao năng lực tấn công các căn cứ của Triều Tiên bằng tên lửa hành trình, để đối phó với mọi động thái khiêu khích quân sự từ phía Bình Nhưỡng. 

"Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản có thể đối phó với loạt bắn tên lửa đầu tiên của Triều Tiên. Nhưng đối với các cuộc tấn công liên tục, Nhật Bản cần có khả năng kiểm soát được tình hình ở bãi phóng tên lửa của đối phương cũng như ngăn đối phương tiến hành đợt tấn công thứ hai trở đi. Đây không phải là bản đề xuất chuẩn bị năng lực tấn công phủ đầu mà là khả năng đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa lần thứ hai của đối phương", cựu Bộ trưởng Nhật Bản Itsunori Onodera chia sẻ hồi tháng Ba.

Tuy nhiên, để sở hữu các tên lửa hành trình Tomahawk, Nhật Bản cần có sự chấp thuận của Mỹ. 

Minh Thu (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !