Nhật Bản chọn 'hung thần' MV-22 Osprey bảo vệ biển đảo trước TQ
Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey |
Trong cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo tại khu bờ biển California mang tên "Tia chớp bình minh" giữa Hải quân Mỹ và Nhật Bản, máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey đã lần đầu tiên được huấn luyện cất cánh, hạ cánh trên chiến hạm JS Hyuga (DDH 181) của Nhật Bản.
Việc thử nghiệm hạ cánh MV-22 Osprey trên chiến hạm Hyuga được quân đội Nhật Bản quyết định sau 1 năm chính quyền Okinawa phản đối kịch liệt kế hoạch triển khai 12 máy bay MV-22 tới căn cứ Không quân Futenma tại thành phố Ginowan thuộc tỉnh Okinawa.
Theo quan điểm của chính quyền tỉnh Okinawa, căn cứ Không quân Futenma là nơi lưu giữ loại máy bay với tầm hoạt động gây ảnh hưởng tới các công trình lịch sử. Sự kiện 2 máy bay trực thăng V-22 Osprey vừa trải qua "lần hạ cánh khó khăn" (theo lý lẽ giải thích cho vụ va chạm máy bay được quân đội đưa ra" vào năm 2012 đã gợi lại kỷ niệm khó quên về vụ tai nạn một trực thăng vận tải CH-53D của Mỹ tại Đại học quốc tế Okinawa hồi tháng 8/2004).
Ngoài ra, việc Tokyo triển khai MV-22 Osprey tới Okinawa cũng làm gợi nhớ tới sự kiện Đảng Dân chủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Yukio Hatoyama, thất hứa trước lời cam kết di dời căn cứ Okinawa.
Những phát ngôn "mập mờ" về việc di dời căn cứ Okinawa được cục trưởng cục phòng vệ Okinawa đưa ra càng khiến dư luận tỏ ý bất bình và cho thấy sự sáo rỗng trong tuyên ngôn "cân nhắc ý kiến người dân tỉnh Okinawa".
Thực tế, Tokyo đã lựa chọn giải pháp đưa máy bay MV-22 Osprey tới Okinawa sau khi bàn bạc với chính quyền thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi. Hồi tháng Ba, một thông cáo cho biết phi đội máy bay thứ hai sẽ tới Nhật Bản vào tháng Bảy và được triển khai hoạt động đầu tiên tại thành phố Iwakuni sau đó chuyển tới căn cứ Không quân Futenma.
Bất chấp ý kiến trái chiều của chính quyền và người dân địa phương, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ không hề có ý định thay đổi kế hoạch đưa máy bay MV-22 Osprey tới Okinawa.
Trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight |
Trả lời tờ The Diplomat, Trung tướng Terry G. Robling - Tổng chỉ huy Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương khẳng định máy bay Osprey là sự thay thế cho trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight. Tốc độ, tầm hoạt động và khả năng của Osprey cho phép Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai nhiệm vụ cả trên đất liền và trên biển đồng thời phối hợp hành động với các lực lượng phản ứng nhanh và cơ động. Đây chính là điều mà các chính trị gia chiến lược mơ ước như trong cuộc diễn tập "Tia chớp bình minh" đã thể hiện.
Tuy nhiên, các cuộc tập trận chung quốc tế mang tới 90% tính chất tiếp thị sản phẩm vũ khí. Điển hình, Mỹ đã đưa máy bay ném bom B-2 tới tham gia cuộc tập trận chung với Hàn Quốc hồi đầu năm nay. Hay Không quân Hoàng gia Anh triển khai các chiến đấu cơ thế hệ mới Typhoon tham gia diễn tập không quân với Ấn Độ và Malaysia.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cũng đã áp dụng chiêu thức tương tự hồi tháng 10/2012 khi đào tạo binh sĩ Philippines sử dụng bích kích pháo hạng nhẹ M777 trong cuộc tập trận PHIBLEX 2013 tại vịnh Subic.
Chỉ huy lực lượng Thủy quân lục chiến - Tướng James Amos nhận định sự kiện máy bay MV-22 Osprey lần đầu tiên hạ cánh trên chiến hạm Hyuga của Nhật Bản là “một kỷ niệm đẹp”. Trong khi đó, Đại tá John Broadmeadow – chỉ huy cuộc tập trận chung “Tia chớp bình minh” khẳng định sự kiện hạ cánh trên là “cơ hội tăng cường mối quan hệ lâu dài với Nhật Bản đồng thời thể hiện khả năng hoạt động của thế hệ máy bay MV-22 Osprey, cho phép Hải quân Mỹ nhanh chóng tác chiến cả trên biển và trên bộ”.
Trước đó, Trung tướng Robling từng phác thảo kịch bản Hải quân Mỹ triển khai hỗ trợ quân đội Philippines trong cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây hay Bãi ngầm Ayungin.
Trong viễn cảnh tương tự với Nhật Bản, Mỹ cũng chuẩn bị các phương án đối phó trước khả năng quân đội Trung Quốc triển khai tấn công trên không hoặc trên biển nhắm tới chuỗi đảo hoang Miyako, Ishigaki và Yonaguni.
Lý do để Trung Quốc hành động như trên là nhằm tiến sát hơn tới vùng Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc cần xây dựng một lối đi an toàn ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” và việc giành quyền kiểm soát eo biển Miyako sẽ giúp họ thực hiện kế hoạch này. Ngoài ra, vị trí chiến lược của quần đảo Yonaguni nằm ngay sát Đài Loan cũng khiến Trung Quốc lo ngại về khả năng can thiệp quân sự từ phía Mỹ.
Xe đổ bộ bọc thép AAV-7A |
Bên cạnh cuộc diễn tập hạ cánh trên tàu Hyuga, các cuộc tập trận gần đây giữa quân đội Mỹ - Nhật Bản tại quần đảo Mariana đã chứng minh Nhật Bản sẵn sàng đi theo con đường xây dựng khả năng chiếm giữ các quần đảo thuộc chuỗi đảo Nansei.
Các cuộc tập trận Mỹ - Nhật Bản đồng thời là cơ hội để Hải quân Mỹ thử nghiệm dòng xe đổ bộ bọc thép AAV-7A trong bối cảnh ngân sách FY13 dành một khoản tiền lớn đầu tư “phát triển và thao tác máy bay vận tải cánh quạt nghiêng như dòng MV-22 Osprey ra nước ngoài”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
* Trung Quốc cần từ bỏ luận điệu 'rẻ tiền' và rút vũ khí khỏi Biển Đông
* Ai Cập: Vì sao 'hoa nhài' sớm nở, tối tàn?
* Quân cảng Cam Ranh và ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông