Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và cuộc chạy đua vũ trang gấp gáp
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - chiếc tàu đầu tiên của cuộc chiến tàu sân bay ở Châu Á - Thái Bình Dương |
Ngày 15/8 vừa qua, trong khi Trung Quốc vui mừng kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II, thì ở Tokyo, người dân lại tưởng niệm về một cuộc chiến đau đớn đã qua đi 68 năm. Cả 2 nước đã kỷ niệm ngày này trong bình yên mà không có bất kỳ cuộc biểu tình nào như trước đây.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không thực hiện chuyến thăm tới đền thờ chiến tranh Yakusuni như năm ngoái. Năm nay, chương trình nghị sự của ông đã đủ dày đặc và không làm kích động thêm cuộc khủng hoảng khác với Trung Quốc.
Tuy nhiên, không vì thế mà ông Abe bỏ qua một cơ hội để thể hiện tinh thần bảo thủ của mình đối với vấn đề nói trên. Ông đã cử 3 thành viên trong nội các của mình tới thăm ngồi đền, cùng với một nhóm khoảng 100 thành viên Quốc hội Nhật Bản đã cầu nguyện tại đây. Tuy ông không tham gia trực tiếp, nhưng ông đã làm một cử chỉ để thể hiện chủ nghĩa dân tộc của mình, gửi tới đền thờ một khoản tiền quyên góp cá nhân.
Mỗi ngày, cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp tục diễn ra trong tranh chấp giữa hai cường quốc châu Á tại biển Hoa Đông, cụ thể là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm 16/8, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã bắt đầu tập trận bắn đạn thật kéo dài 10 ngày trên vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Trong một động thái mang tính biểu tượng cao, một trong những con tàu tham gia vào cuộc tập trận là Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Liêu Ninh là một phần cuộc chạy đua vũ trang 3 chiều liên quan đến các lực lượng hải quân của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Tâm điểm của cuộc chiến 3 chiều này vẫn là Trung Quốc, hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với cả Nhật Bản lẫn Ấn Độ. Hiện nay, cả 3 quốc gia đều có những tàu chiến lớn hơn, tốt hơn, đảm bảo giúp cho họ giữ được sự ảnh hưởng của mình tới khu vực.
Tàu chiến Izumo - tàu sân bay trực thăng lớn nhất hiện nay của Nhật Bản |
Đối với Nhật Bản, cú hích lớn tới cuộc đua vũ trang chính là việc hạ thủy tàu sân bay trực thăng 19.500 tấn có tên là Izumo vào ngày 6/8. Đây là chiếc tàu chiến thứ 3 thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, cũng là tàu quân sự lớn nhất mà nước này chế tạo kể từ sau Thế chiến II. Tuy đây là con tàu lớn nhất của Nhật Bản, Izumo vẫn chưa là gì so với các tàu sân bay Mỹ - những con tàu trọng tải đến 97.000 tấn khi nạp đầy đủ nhiên liệu và sức chứa tối đa.
Ngay lập tức, Trung Quốc tỏ ra không hài lòng về sự ra mắt của Izumo. Tờ Thời báo Hoàn cầu ( Global Times) của Trung Quốc đã gọi tàu sân bay trực thăng của Nhật là “một biểu tượng ước muốn mạnh mẽ của Nhật Bản muốn quay trở lại quá khứ của mình như là một cường quốc quân sự”.
Cũng trong tháng Tám, Ấn Độ đã cho ra mắt tàu sân bay tự đóng đầu tiên của mình – tàu INS Vikrant, được công bố vào hôm thứ Hai (12/8). Đó là một thách thức đối với Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu bình luận. “Trung Quốc nên tăng tốc độ chế tạo các tàu sân bay trong nước”, tờ báo này nói, “Trung Quốc càng sớm thiết lập khả năng chế tạo tàu sân bay của riêng mình thì càng sớm có được các sáng kiến chiến lược”.
Ấn Độ đã tăng gấp 3 lần mức chi tiêu quân sự trong vòng 10 năm qua. Hồi tháng Hai, nước này cũng đã công bố chi tiêu quốc phòng với mức tăng lên đến 14% so với năm ngoái. Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc không nóng như giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng nó liên quan đến một vùng đất rộng lớn: Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đang chiếm 38.000 km2 lãnh thổ Ấn Độ tại Jummu và Kashmir (khu vực cũng có sự tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan). Trung Quốc thì cho rằng Ấn Độ đang chiếm 90.000 km2 lãnh thổ của mình ở Arunachal Pradesh (một nhà nước ở phía đông bắc Ấn Độ gần Bhutan và Tây Tạng).
Và tàu sân bay hạt nhân INS Vikrant của Ấn Độ |
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong tháng Bảy đã phê duyệt việc triển khai hơn 50.000 quân gần biên giới Trung Quốc, theo một báo cáo của Hãng tin Press Trust của Ấn Độ. Lực lượng quân sự này được trang bị cả máy bay C-130J Hercules do Lockheed Martin sản xuất ( Con số cho mỗi chiếc này được dự đoán lên đến gần 100 triệu USD/chiếc, bao gồm cả đào tạo chuyển giao).
Được biết, quân đội Ấn Độ có thể sẽ chi lên đến 10,5 tỷ USD cho các hoạt động bảo vệ biên giới của mình. Một quan chức của Bộ Quốc phòng Ấn Độ từng tiết lộ với hãng tin Bloomberg rằng nước này có kế hoạch tăng cường lực lượng tấn công gần biên giới Trung Quốc ở bang Tây Bengal.
Cuộc chạy đua quân sự của Ấn Độ đã bị một cú đánh lớn vào ngày 14/8 khi một trong những chiếc tàu ngầm chạy diesel của nước này do Nga chế tạo có tên là INS Sinhurakshak đã phát nổ ở cảng Mumbai. Theo xác nhận của các cơ quan chức năng, 18 thủy thủ trên tàu đều thiệt mạng.