Ba Vì tổ chức lễ tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn

Vượt qua không gian và thời gian, Đức Thánh Tản được coi là vị anh hùng trị thủy, anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc từ thủa mở mang bờ cõi.

Ngày 27/11, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức lễ tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Hạ thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Toàn cảnh phía ngoài đề Hạ.

Trong tâm thức dân gian của người dân, Đức Thánh Tản - Vị thần đứng đầu hàng "Tứ bất tử" trong thần điện Việt. Ngài không chỉ là thành hoàng bảo trợ cho làng xã mà còn được nhân dân tôn thờ là Phúc Thần, Thượng đẳng tối linh thần.

Vượt qua không gian và thời gian, Đức Thánh Tản được coi là vị anh hùng trị thủy, anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc từ thủa mở mang bờ cõi.

Ông Đỗ Mạnh Hưng phát biểu tại buổi lễ.

Qua truyền thuyết được lưu truyền trong đời sống tâm linh của nhân dân, Tản Viên Sơn Thánh là nhân vật anh hùng sáng tạo văn hóa, tạo ra lửa, khơi nguồn nước cứu nạn dân chúng, dạy dân các nghề nghiệp khác nhau và được tôn thờ như một vị tổ sư bách nghệ.

Tôn vinh công trạng, ân đức của Ngài, nhân dân tôn kính và lập nhiều đền thờ trên địa bàn huyện Ba Vì và ở nhiều nơi trong vùng văn hóa Xứ Đoài. Theo kết quả tổng kiểm kê hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có 397 di tích, trong đó có tới hơn 100 di tích thờ Đức Thánh Tản.

Cụm di tích đền Thờ Tản Viên Sơn Thánh-đền Thượng, đền Trung, đền Hạ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 2008. Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh, huyện Ba Vì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2018.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, ngọc phả còn lưu giữ tại di tích đền Trung, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Đức Thánh Tản Viên Sơn sinh ngày Rằm tháng Giêng, hóa Thánh vào ngày mùng 6 tháng 11 và nơi Ngài hóa Thánh là tại đỉnh núi Tản Viên, sau này nhân dân lập đền thờ Ngài, đó chính là đền Thượng.

Trải qua hàng ngàn đời, việc thờ cúng, tế lễ để tưởng nhớ Ngài đã ăn sâu vào đời sống nhân dân. Vào những ngày này, nhân dân các dân tộc khu vực núi Ba Vì thường tổ chức lễ hội, lễ dâng hương, dâng các sản vật do chính người dân làm ra lên Đức Thánh để tri ân công đức của Ngài và cầu cho mưa thuận, gió hòa, nhân cường, vật thịnh, dân sinh ấm no, gia đình hạnh phúc.

Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Hạ nằm dưới chân núi Tản Viên, bên sông Đà thuộc địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

Theo các nhà nghiên cứu, đền Hạ xuất hiện muộn hơn so với đền Trung và đền Thượng. Tương truyền, thuở nhỏ, ba anh em Sơn Tinh từ Lăng Sương sang núi Ngọc Tản kiếm củi, nhiều hôm trời tối không về kịp, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại. Về sau nhân dân đã xây dựng đền ngay tại nơi đây để thờ Ngài và gọi là đền Hạ.

Kiến trúc của đền Hạ theo kiểu chữ tam, theo thế tựa lưng vào dãy núi Ba Vì, quay mặt ra phía sông Đà. Theo sách Sơn Tây tỉnh địa chí, đền Hạ còn được gọi là Tây cung. Đền Hạ được xây dựng từ lâu và được trùng tu sửa chữa qua các triều đại Lý, Trần, Lê.

Lễ cắt băng khánh thành tôn tạo trồng tu khu di tích Quốc gia đề Hạ.

Qua thời gian bị hủy hoại, năm 1993 nhân dân địa phương và thập phương công đức xây mới đền Hạ bao gồm Nghi môn, Tiền bái, Hậu cung, điện thờ Mẫu, điện thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số công trình phụ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản.

Năm 2021, huyện Ba Vì đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Hạ tới tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng.

Tiến Anh

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !