Nhà thiết kế trẻ 'sống sót' ra sao trên thương trường?
Sự bắt mắt, tính khuynh hướng cũng như giá cả là ưu điểm của thời trang hàng chợ, tuy nhiên, NTK Minh Hạnh khẳng định, các NTK Việt Nam không được phép chạy theo những thị hiếu tầm thường và đánh mất mình.
Trước thực trạng thị trường thời trang phong phú, trong đó một bộ phận hàng chợ giá rất rẻ, thu hút đối tượng người trẻ, NTK Minh Hạnh đánh giá, ưu điểm của thị trường hàng chợ trước tiên không phải ở giá, mà là sự bắt mắt.
“Rất nhiều thanh thiếu niên VN nhìn thấy những mẫu mã thực sự trendy. Từ trendy mà tôi dùng theo nghĩa là rất khuynh hướng chứ không phải là thời thượng. Tất cả những mẫu mã mà mọi người gọi là “hàng chợ” đó rất bắt mắt, và đúng với tâm lý phát triển của thanh thiếu niên trong một thời điểm nhất định nào đấy”, bà Hạnh chia sẻ.
Cũng theo bà Hạnh, lợi thế thứ 2 của hàng chợ là giá cả cũng tương đối rẻ, chứ không rẻ như nhiều người nhầm tưởng. Và cuối cùng là sự thay đổi rất nhanh chóng của thị trường hàng chợ.
Đồng thời, bà Hạnh cũng chỉ ra khuyết điểm của thời trang VN hiện nay là rất khó bắt kịp những khuynh hướng ấy. Điều quan trọng là cần phải có khả năng sản xuất, nhất là tạo ra các chất liệu. “Ví dụ xu hướng ren năm ngoái lên ngôi, chúng ta vẫn chưa sản xuất được loại này, mà phải chờ mua từ nước ngoài loại vải mới, rồi về thiết kế và may. Như thế có nghĩa là chúng ta chậm mất rồi”, bà Hạnh thẳng thắn chia sẻ.
Bà Hạnh nhìn nhận, giá cả, nhịp điệu và của tất cả những sự biến động ấy luôn đòi hỏi phải nhanh nhạy trong khi đó chúng ta lại rất chậm so với thị trường này. Ưu điểm của chúng ta là thực sự có sản phẩm có chất lượng, giá cả cũng rất thuyết phục. Tuy nhiên sự bắt mắt, cái nhìn của khuynh hướng mới, hay một chân trời mới chưa tạo ra được, đó là khuyết điểm của chúng ta.
Khuyết điểm này theo bà Hạnh, không phải của NTK, mà là khuyết điểm của cả một hệ thống. Khi NTK có ý tưởng, nhà sản xuất phải làm cho ra tất cả, phải có nguyên phụ liệu. Nhưng chúng ta chỉ có một điều duy nhất là công nhân. Có khả năng thiết kế, không có nguyên phụ liệu, không có kênh phân phối hoàn chỉnh, không biết cách tạo ra thông tin cho những khuynh hướng mới, đó là thiếu sót của thời trang Việt.
Tuy nhiên, những khiếm khuyết này đang dần dần được khắc phục. Với cái nhìn của người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề, NTK Minh Hạnh cho rằng, trong Tuần lễ Thời trang VN Thu đông 2013 này (diễn ra từ 18 – 20/4 tại Hà Nội), 3/4 các NTK đã biết cách tạo ra những chất liệu mới. Trong xu thế hiện đại, sự bắt buộc đó họ đã đáp ứng được, đó là tín hiệu đáng mừng đối với thời trang nước nhà trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường thời trang.
Bà Hạnh cũng đánh giá, bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái kéo theo sự suy giảm sức mua của thị trường nội địa vẫn không làm cho những khuynh hướng thời trang mới nhất lần lượt ra đời. Sự suy thoái này càng làm cho sự sáng tạo của các NTK bộc phát một cách mạnh mẽ để chống lại sự ảm đạm và buồn chán của thị trường.
Các NTK Việt như Văn Khoa, Bích Hà, Trọng Nguyên, Hà Duy, Công Khanh, Ngọc Hân… đã sử dụng những chất liệu mới và công nghệ hiện đại cũng như kỹ thuật thủ công truyền thống vào các bộ sưu tập cho mùa Thu đông năm nay. Những giải pháp dành cho thời trang VN cũng được các NTK chọn lọc một cách thận trọng với nhiều nỗi lo âu, trăn trở và quyết liệt. Bà Hạnh hy vọng, những bộ sưu tập Thu đông 2013 sẽ tạo ra những bất ngờ với những hiệu ứng mang tính chinh phục.
Chia sẻ về các NTK trẻ “sống” như thế nào giữa thời buổi kinh tế khó khăn, nhà nhà cắt giảm chi tiêu, bà Hạnh khẳng định, họ hoàn toàn ổn, thậm chí doanh thu còn cao hơn bởi những NTK trẻ thành công sẽ có nhóm khách hàng của họ. Trong quá trình nuôi dưỡng khách hàng, bắt buộc NTK phải có đầy đủ bản lĩnh để giữ mình không bị lôi kéo hay thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tầm thường của thị trường.
“Người ca sĩ thành danh sẽ chọn dòng nhạc có nội lực, nếu chọn dòng nhạc thị trường sẽ mất ngay khán giả. NTK cũng vậy, đi theo thị hiếu tầm thường rất dễ kiếm tiền, nhưng thế không phải làm nghề. Và chỉ 1, 2 năm thôi cũng sẽ đánh mất khách hàng của mình”, bà Hạnh nhấn mạnh.
“Rất nhiều thanh thiếu niên VN nhìn thấy những mẫu mã thực sự trendy. Từ trendy mà tôi dùng theo nghĩa là rất khuynh hướng chứ không phải là thời thượng. Tất cả những mẫu mã mà mọi người gọi là “hàng chợ” đó rất bắt mắt, và đúng với tâm lý phát triển của thanh thiếu niên trong một thời điểm nhất định nào đấy”, bà Hạnh chia sẻ.
NTK Minh Hạnh |
Đồng thời, bà Hạnh cũng chỉ ra khuyết điểm của thời trang VN hiện nay là rất khó bắt kịp những khuynh hướng ấy. Điều quan trọng là cần phải có khả năng sản xuất, nhất là tạo ra các chất liệu. “Ví dụ xu hướng ren năm ngoái lên ngôi, chúng ta vẫn chưa sản xuất được loại này, mà phải chờ mua từ nước ngoài loại vải mới, rồi về thiết kế và may. Như thế có nghĩa là chúng ta chậm mất rồi”, bà Hạnh thẳng thắn chia sẻ.
Bà Hạnh nhìn nhận, giá cả, nhịp điệu và của tất cả những sự biến động ấy luôn đòi hỏi phải nhanh nhạy trong khi đó chúng ta lại rất chậm so với thị trường này. Ưu điểm của chúng ta là thực sự có sản phẩm có chất lượng, giá cả cũng rất thuyết phục. Tuy nhiên sự bắt mắt, cái nhìn của khuynh hướng mới, hay một chân trời mới chưa tạo ra được, đó là khuyết điểm của chúng ta.
Khuyết điểm này theo bà Hạnh, không phải của NTK, mà là khuyết điểm của cả một hệ thống. Khi NTK có ý tưởng, nhà sản xuất phải làm cho ra tất cả, phải có nguyên phụ liệu. Nhưng chúng ta chỉ có một điều duy nhất là công nhân. Có khả năng thiết kế, không có nguyên phụ liệu, không có kênh phân phối hoàn chỉnh, không biết cách tạo ra thông tin cho những khuynh hướng mới, đó là thiếu sót của thời trang Việt.
Tuy nhiên, những khiếm khuyết này đang dần dần được khắc phục. Với cái nhìn của người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề, NTK Minh Hạnh cho rằng, trong Tuần lễ Thời trang VN Thu đông 2013 này (diễn ra từ 18 – 20/4 tại Hà Nội), 3/4 các NTK đã biết cách tạo ra những chất liệu mới. Trong xu thế hiện đại, sự bắt buộc đó họ đã đáp ứng được, đó là tín hiệu đáng mừng đối với thời trang nước nhà trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường thời trang.
Nhiều NTK Việt đã biết cách tạo ra những chất liệu mới |
Các NTK Việt như Văn Khoa, Bích Hà, Trọng Nguyên, Hà Duy, Công Khanh, Ngọc Hân… đã sử dụng những chất liệu mới và công nghệ hiện đại cũng như kỹ thuật thủ công truyền thống vào các bộ sưu tập cho mùa Thu đông năm nay. Những giải pháp dành cho thời trang VN cũng được các NTK chọn lọc một cách thận trọng với nhiều nỗi lo âu, trăn trở và quyết liệt. Bà Hạnh hy vọng, những bộ sưu tập Thu đông 2013 sẽ tạo ra những bất ngờ với những hiệu ứng mang tính chinh phục.
Chia sẻ về các NTK trẻ “sống” như thế nào giữa thời buổi kinh tế khó khăn, nhà nhà cắt giảm chi tiêu, bà Hạnh khẳng định, họ hoàn toàn ổn, thậm chí doanh thu còn cao hơn bởi những NTK trẻ thành công sẽ có nhóm khách hàng của họ. Trong quá trình nuôi dưỡng khách hàng, bắt buộc NTK phải có đầy đủ bản lĩnh để giữ mình không bị lôi kéo hay thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tầm thường của thị trường.
“Người ca sĩ thành danh sẽ chọn dòng nhạc có nội lực, nếu chọn dòng nhạc thị trường sẽ mất ngay khán giả. NTK cũng vậy, đi theo thị hiếu tầm thường rất dễ kiếm tiền, nhưng thế không phải làm nghề. Và chỉ 1, 2 năm thôi cũng sẽ đánh mất khách hàng của mình”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Hà Trang
Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên
Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước
Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.
Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.