Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm: "Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết"

“Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết bởi quà biếu tôi chỉ là cân chè, lít nước mắm… Họ đến vì tình cảm nên mình cũng không nỡ từ chối”, ông Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chia sẻ.

LTS: Tết đến theo lệ thường là dịp sum họp gia đình, mọi nhà lo sắm sửa trang hoàng nhà cửa đón Tết, cúng tổ tiên, về quê quán, tri ân thành ý những người đã giúp đỡ, thì nay với không ít người, Tết nhất trở thành mối lo, lo biếu xén quà cáp giá trị lớn, phong bì để lo giữ ghế, thăng chức, xin mối làm ăn... Từ đó, chuyện "đi tết" đã bị biến hóa từ một phong tục đẹp, với ý nghĩa tri ân, đề cao giá trị tinh thần, biến thành "hủ tục" nặng về vật chất, quà cáp biếu xén mang nghĩa tiêu cực.

Nhân dịp này, báo điện tử Infonet đăng tải loạt bài về Tết, những suy nghĩ, cảm nhận của người người đã, đang giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, các chuyên gia và cả những người thuộc diện phải đi Tết sếp dịp lễ tết.


Trò chuyện với PV báo điện tử Infonet, TS.Cao Sĩ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói, ngày ông còn đương chức, Tết nhất Thủ trưởng, nhân viên chỉ đi chúc Tết, thăm hỏinhau, không có cái lệ đi biếu xén tặng quà. Không như bây giờ đề bạt, nâng lương đều có cái giá.

Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm:
TS.Cao Sĩ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói, công việc của ông hiện khá bận rộn, vừa  là Chủ tịch Hiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông còn là đảm nhiệm chức vụ Uỷ viên HĐQT của Ngân hàng Đông Á và Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

- Cơ duyên nào đưa ông đến với ngành ngân hàng và từng giữ chức vụ cao nhất trong NHNN, thưa ông?

TS. Cao Sĩ Kiêm: Học hết lớp 7 tôi xin học Nông lâm, đang thi thì thấy Ngân hàng tuyển lớp sơ cấp thế là mình học 6 tháng sơ cấp Ngân hàng ở Hà Nội rồi xung phong đi lên tỉnh miền núi Bắc Cạn năm 1960. Năm 1965 về Thái Bình làm cán bộ ngân hàng Thái Bình rồi làm Phó giám đốc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thái Bình. Sau đó làm Bí thư Huyện ủy Thái Thụy, Bí thư Tỉnh Thái Bình (1985) và năm 1989 thì làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Từng làm nhân viên có bao giờ ông phải “nhức đầu” chuyện biếu quà Tết cho cấp trên không?

Không. Vì hồi xưa không có cái lệ đấy. Lúc đó chỉ có kiểu Tết thì đi thăm nhau, không có cái lệ đi biếu xén tặng quà nên không hề nặng nề vấn đề này. Lúc bấy giờ kinh tế cũng khó khăn.

- Khi giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có quyền quyết định nhân sự, có ai đến tặng quà với mục đích nhờ ông cho "lên chức, mua chức" không?

Không. Chỉ có như thế này, sau khi làm xong rồi thì người ta tình cảm đến chơi hoặc biếu lạng chè, cái chiếu, lít nước mắm thế thôi, không có cái kiểu biếu quà cáp tiền nong, chạy chức. Họ chỉ đến cảm ơn vui vẻ thế. Coi như là có sự biết ơn.

Nói ra nhiều người không tin, vì mình nắm giữ chức cao như thế đề bạt bao nhiêu người nhưng nói thật lúc đấy chưa có cái lệ tặng quà cáp như bây giờ.

- Cách dùng người của ông như thế nào?

Bất luận là như thế nào nhưng quan trọng là kết quả công việc chứ không phải là vật chất. Hồi xưa chưa có chế độ thi tuyển nên mình phải xét qua quá trình, lý lịch. Không nặng quá khứ mà quan trọng hiện tại kết quả công việc và tiếp xúc trực tiếp để nắm được khẩu khí, cách ứng xử, giải quyết vấn đề của họ.

- Vậy khi cấp dưới được thăng chức, họ cảm ơn ông thế nào?

Hồi mới lên mình đề bạt rất nhiều, chọn lựa, bố trí sắp xếp công việc rất nhanh vì bấy giờ là chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Lúc đấy đề bạt rất nhiều cán bộ nhưng nhiều người mình còn không nhớ mặt, đến khi họp hành mới biết. Cứ làm được việc là chọn chứ không phải vì mối quan hệ hay vật chất. Nếu họ quý thì họ đến cảm ơn, không thì cũng không sao. Chứ không như bây giờ đề bạt, nâng lương đều có cái giá.

-Nếu không có gì "bí mật" , ông có thể chia sẻ món quà tết lớn nhất mà ông từng nhận là gì không? 

Lúc đó quà cáp không phải là nhiều nhặn gì. Họ thường cho tôi cân chè, nước mắm, cân gạo…

- Thời còn đương chức, món quà nào ông nhận mà còn nhớ đến bây giờ?

Hồi xưa như tôi nói đấy, quà cáp chẳng có gì lớn cả. Chế độ kế toán chặt chẽ, nhất nhất phải do nhà nước quy định chứ không như  bây giờ có cái kiểu quảng cáo phí, rồi chi phí độc quyền do giám đốc quyết định nên nó khác.

Tôi nhớ lần tôi bị bệnh gan phải nằm ở bệnh viện Việt Xô, có người đến cho tôi thuốc, đấy là món quà trị giá nhất, cảm động nhất mà tôi vẫn còn nhớ mãi.

- Ông đã khi nào từ chối quà biếu không, thưa ông?

Bởi vì họ đến tình cảm là chính nên tôi cũng không nỡ từ chối. Họ cho mình cái này thì mình cũng cho lại những cái mình có, chẳng hạn như tặng họ cuốn lịch.

- Bây giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ nhiều chức vụ quan trọng, ông còn được nhận nhiều quà Tết không?

Bây giờ quan hệ của tôi với họ chỉ là quan hệ tình cảm thôi. Tôi giúp họ chỉ trên phương tiện trí tuệ, trí óc, quản lý… Mà phần lớn bây giờ người đến thăm tôi là anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp trước. Thứ hai nữa là người mà tôi đã từng giúp đỡ. Nhưng giúp đỡ ở đây là giúp về đường lối, quan điểm, chính sách nên họ đến với tôi không phải để mưu cầu kinh tế, xin xỏ tiền nong. Tôi cũng không giúp họ được nhiều nên cái việc quà cáp bây giờ cũng không có, vì có đi thì phải có lại mà. Về hưu rồi mối quan hệ cũng chỉ mức độ thôi.

- Ông có suy nghĩ như thế nào khi bây giờ người ta có thể tặng quan chức bằng nhà đất trị giá nhiều tỷ đồng?

Đấy là 1 biến tướng của kinh tế thị trường. Nó làm thất thoát tài sản, tạo môi trường cho tham nhũng, tạo lợi ích cho nhóm lợi ích cục bộ, làm tha hóa đội ngũ cán bộ vì không có đời thuở nhà ai mang nhà đi làm cái chuyện đấy.  Những người làm thế này chủ yếu là thu nhập bât chính, tranh thủ để mình có quyền lợi tốt hơn, nhiều hơn. Nó không phải là do lợi nhuận làm ra mà là sự chia chác quyền lợi. Về mặt nguyên tắc nó vi phạm nguyên tắc, thứ hai nữa là tha hóa đạo đức, thứ ba nữa làm tổn hại tài sản nhà nước và niềm tin của dân.

Xin trân trọng cảm ơn ông.

Diệu Thùy

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !