Nguyên nhân 3 bác sĩ trẻ đột ngột qua đời trong 10 ngày
Gần đây, y học Trung Quốc đã liên tiếp mất đi 3 vị bác sĩ khi tuổi đời còn trẻ. Đáng buồn là nguyên nhân đều xuất phát từ bệnh tim và cường độ làm việc quá sức. Đâu tiên là trường hợp của Trịnh Phối, bác sĩ trưởng của Phẫu thuật Hậu môn, Bệnh viện Trung Sơn, Đại học Fudan, vào ngày 12/12 ông đã qua đời ở tuổi 49 do việc điều trị căn bệnh viêm cơ tim thất bại.
Chỉ trong thời gian ngắn có tới 4 trường hợp bác sĩ qua đời do làm việc quá sức |
Không lâu sau đó, vào ngày 16/12, Dương Lý Phương, một nhà trị liệu bức xạ tại Bệnh viện Ung thư Đại học Fudan, bị chết tâm thất đột ngột, nguyên nhân đến từ làm việc quá sức khi mới 39 tuổi. Chỉ 5 ngày sau, bệnh viện Nhân dân Thượng Hải, tỉnh Giang Tây đã ban hành cáo phó, thông báo tin buồn ông Sử Chinh, phó giám đốc khoa ung thư bất ngờ đột quỵ tại nơi làm việc vào sáng ngày 18/12 và trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ ngày 20/12, hưởng dương 30 tuổi.
Ngoài ra, vào đầu tháng 11, một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Ruijin, Thượng Hải cũng ngừng tim đột ngột và qua đời ở tuổi 30. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, có tới 4 trường hợp qua đời, dù là bác sĩ, nhưng họ vẫn không thể tự chẩn đoán trước căn bệnh cho bản thân, vì đâu nên nỗi?
Hầu hết các trường hợp đều tử vong liên quan đến sức khỏe tim mạch |
Nguyên nhân được xác định đến từ sự mệt mỏi cũng như làm việc quá sức trong thời gian dài, tạo áp lực lên tim dẫn tới quá sức, đột quỵ. Trong những năm gần đây, các báo cáo đều cho thấy, đặc biệt vào mùa lạnh không chỉ riêng bác sĩ mà bất kì ai cũng có thể bị đột quỵ do sự mệt mỏi trong công việc đạt tới đỉnh điểm.
Không ai muốn thấy tai nạn xảy ra, nhưng thực tế đang cho thấy việc ra đi một cách đột ngột không còn là điều đáng xa lạ, tỷ lệ người ở độ tuổi từ thanh niên tới trung niên bị nhồi máu cơ tim đang tăng lên. Hàng năm, có tới 55 vạn người đột tử mỗi năm. Tình trạng làm việc quá sức với cường độ cao và liên tục đang trở thành báo động, hủy hoại sức khỏe của bạn hơn bao giờ hết.
Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang làm việc quá sức:
- Khó thức dậy mỗi sáng hoặc rất mệt mỏi khi phải thức giấc
- Khó tập trung vào công việc
- Giọng nói yếu ớt, lười giao tiếp, uể oải thường xuyên
- Luôn trong tình trạng ngáp, thiếu ngủ
- Dễ vấp ngã, lơ đãng
- Thích nằm, cơ thể thiếu năng lượng
- Tay chân cứng nhắc, chân nặng và tay run rẩy
- Không muốn ăn uống
- Tức ngực, khó thở, khó chịu trong người
- Tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón
- Mơ màng, hay quên, khó ngủ…
Đối với các triệu chứng trên, mắc 2-3 dấu hiệu cho thấy bạn đang mệt mỏi nhẹ, 3-4 dấu hiệu cho thấy bạn đang mệt mỏi, từ 5-7 triệu chứng trở lên, bạn nên yêu bản thân mình hơn bởi rất có thể sự mệt mỏi sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Để cuộc sống trở nên khỏe mạnh và cân bằng trở lại, chuyên gia khuyên bạn nên tập 4 thói quen tốt sau đây:
1. Tập thể dục
Đây là một việc quen thuộc mà mỗi người đều nên làm thường xuyên để có được một cơ thể khỏe mạnh. Tập thể dục vừa phải giúp duy trì sức sống thể chất, thúc đẩy lưu thông máu, tăng độ đàn hồi mạch máu và làm cho hệ thống tim mạch “trẻ” hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên ở nam giới và phụ nữ trung niên có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ đột quỵ hoặc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Không những thế, việc vận động cũng có thể ngăn ngừa béo phì và giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Tùy điều kiện thể chất cho phép, nên tập thể dục 3-4 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút để sống khỏe, đẹp hơn mỗi ngày.
2. Ăn uống hợp lí, dinh dưỡng
Tập thói quen ăn nhiều vào buổi sáng, ăn vừa phải vào buổi trưa và ăn ít hơn mỗi buổi tối. Bữa sáng tốt nhất là bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo không bão hòa, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Bạn cũng nên ăn các loại hạt, trái cây hoặc sữa chua bổ dưỡng vào giữa các bữa ăn để thay thế hoàn toàn các đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, chẳng hạn như thịt bò, đậu phụ, trứng, rau có màu xanh sẫm… Bởi thực phẩm chứa sắt có thể cải thiện khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng của máu, và ngăn ngừa cơ thể khó chịu và thiếu tập trung.
3. Giữ tâm trạng tốt
Tâm trạng tốt là bí quyết để duy trì sức khỏe tốt. Những người ít có điều kiện vận động có thể chọn nghe nhạc để giảm bớt căng thẳng hoặc trò chuyện với bạn bè để làm vơi đi tâm trạng tồi tệ. Bạn cũng có thể ra ngoài đi dạo và gần gũi với thiên nhiên, điều này sẽ khiến tâm trạng của tốt hơn, điều chỉnh cảm xúc , thư giãn cơ thể và tâm trí, nuôi dưỡng nguồn năng lượng tích cực.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Sau 3 giờ chiều, bạn không nên uống đồ uống chứa caffein, cố gắng ngủ trước 23 giờ, không thức suốt đêm để tối đa hóa thời gian và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, ngủ trưa đúng cách cũng là cách nạp năng lượng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.