Nguy hiểm tự điều trị sốt xuất huyết qua "bác sĩ google"
Người bệnh điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai |
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, đáng lưu ý là số người bệnh ở các tỉnh miền Bắc năm nay tăng 736% so với cùng kỳ năm ngoái. So với các địa phương khác, 6 tháng đầu năm, số bệnh nhân sốt xuất huyết ở miền Bắc chưa phải cao nhất, song tốc độ gia tăng nhanh kỷ lục và được các chuyên gia y tế đánh giá là bất thường.
TP HCM đứng đầu cả nước với 9.538 người bệnh, tiếp đó là Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội, An Giang. Tại miền Trung, số ca giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại gia tăng cục bộ ở một số tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Quảng Ngãi. Tính trung bình số bệnh nhân nhập viện trên 100.000 dân, Đà Nẵng là tỉnh có tỷ lệ cao nhất nước.
Trước tình hình diễn biến sốt xuất huyết phức tạp, nhiều bệnh nhân vào viện có dấu hiệu suy hô hấp đặc biệt là bệnh nhân tử vong sốt xuất huyết do biến chứng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não là vấn đề rất lớn và bất thường.
So với những năm trước, bệnh viện chỉ ghi nhận 1 – 2 ca tử vong liên quan đến xuất huyết não, thì năm nay đã có 5 bệnh nhân tử vong do biến chứng này.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Đại học Y dược TPHCM cho biết trong mùa sốt xuất huyết có nhiều trường hợp đặc biệt là trẻ nhỏ biến chứng vì bố mẹ các cháu lấy thuốc trên mạng và điều trị theo bác sĩ internet.
Bác sĩ Sang cho biết nếu các mẹ lấy đơn thuốc trên mạng rồi đi mua thuốc cho con rất nguy hiểm có nhiều loại thuốc hạ sốt không dùng được cho sốt xuất huyết như arprin, thuốc ibuprofen… vì có thể gây xuất huyết thêm, đặc biệt thuốc hạ sốt acetaminophen là thuốc thải qua gan và gây suy gan cấp tính với tỷ lệ tử vong lên tới 40%.
Khi bị sốt xuất huyết cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc. Nhận biết các giai đoạn của sốt xuất huyết như:
Giai đoạn 1: đặc trung bởi sốt cao đột ngột thường từ 2 đến 7 ngày. Biểu hiện sốt 39 – 40 độ C, nhức mỏi, đau cơ, khớp, chán ăn, buồn nôn, mẩn da, viêm kết mạc… Ở giai đoạn này khó chẩn đoán là sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu như xuất huyết ở da, nướu răng, xuất huyết âm đạo, nôn ra máu, tiểu phân đen, đau bụng, giảm bạch cầu, nôn ói, li bì bứt rứt cần đến bệnh viện ngay.
Giai đoạn 2: Chuyển nặng với các dấu hiệu đau bụng, nôn ói liên tục, lo bì, bứt rứt, tay chân lả, xuất huyết da, nướu, mắt, phù, phát ban cần nhập viện gấp.
Một vài bệnh nhân có biểu hiện sốc, thường là vào ngày 3 – 7 sau khi bắt đầu sốt. Bệnh nhân thường không có sốt thay vào đó là các dấu hiệu thay đổi tri giác, lừ đừ, bỏ bú, là dấu hiệu muộn. Đau bụng, với trẻ nhỏ không được biết nếu bé chưa nói, triệu chứng luôn cảnh giác, nôn ói liên tục dù chỉ cho bé uống nước.
Sau 1 – 2 ngày sốt cao, sau đó tự hạ sốt, phải đưa bé vào bệnh viện ngay dù có hay không dấu hiệu cảnh báo .
Có những người chỉ sốt rồi tự hồi phục, chỉ 10 % biến chứng vào giai đoạn 2 và tỷ lệ tử vong chỉ 1/5000 bé.
Giai đoạn 3: Dấu hiệu phục hồi bé ngủ ngon, ăn ngon hơn, không đau bụng, không li bì, tiểu nhiều, tử ban phục hồi.
Chăm sóc cho người sốt xuất huyết uống thật nhiều nước, tối thiểu 2 – 2,5 lít ngày. Tuyệt đối tránh các loại nước có ga, nước trái cây sẫm màu, nước củ dền, dưa hấu. Ăn những món ăn loãng như cháo, súp, tránh sử dụng tuỳ tiện các loại thuốc hạ sốt, chườm khăn, lau người làm mát cơ thể giúp hạ nhiệt. Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu có yêu cầu nằm viện để theo dõi cần chấp hành, không tự động về nhà chữa bệnh.