Nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng băng vệ sinh tampon
Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, loại băng vệ sinh này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhiều năm làm bác sĩ khám phụ khoa, bác sĩ Thu Hương cho biết, đã có không ít chị em phải cấp cứu vì sốc độc tố do dùng tampon.
Sốc độc tố thường xảy ra khi chị em dùng tampon qua đêm (quá 8 giờ), khi đó, các vi khuẩn được sản sinh ra nhiều và gây nhiễm độc trong cơ thể. Tuy nhiên, bất kỳ chị em nào dùng tampon đều có thể có nguy cơ bị sốc độc tố.
Hơn 60% các trường hợp tử vong xảy ra do sốc độc tố rơi vào những phụ nữ tuổi từ 15-24, và gần 98% trong số những nạn nhân là người da trắng. Những người bị sốc độc tố dễ dẫn đến sảy thai. Những biến chứng khác có thể gặp khi bị sốc độc tố là: mất chân tay và rụng tóc, ảnh hưởng đến nội tạng... thậm chí có thể tử vong.
Người bệnh bị sốc độc tố thường có biểu hiện như bỗng dưng sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, choáng váng, xỉu, trụy tim, da nổi ban...
Tampon có khả năng thấm hút tốt, không có hiện tượng trào ra ngoài. Nhưng chính từ khả năng thấm hút tốt lại là “tác dụng phụ” của loại băng vệ sinh này. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo do khả năng hút thấm mạnh, lại được đưa sâu vào âm đạo nên tampon có thể hút cả những vi khuẩn có lợi, những chất dịch có tác dụng giữ ẩm nằm sâu trong âm đạo, làm khô môi trường bên trong âm đạo.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo là phải thay thường xuyên 2 giờ một lần, nếu để quá lâu trong âm đạo sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn và những biến chứng. Khả năng viêm nhiễm khi dùng loại băng vệ sinh dạng ống được cho là cao hơn với băng vệ sinh thông thường.
Giống như băng vệ sinh, tampon thường có cấu tạo từ sợi tổng hợp và được tẩy trắng bằng hóa chất mạnh nên trong quá trình sử dụng cũng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, các sản phẩm băng vệ sinh và tampon còn có thể gây ô nhiễm môi trường do các hóa chất được sử dụng để tạo ra chúng như dioxin và furan đều là các chất độc hại.
Sử dụng tampon khi đi bơi, đi biển cũng có thể mang lại nhiều nguy hiểm như mắc kẹt trong âm đạo, rách màng trinh, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy hiếm nhưng tampon có thể lưu lại một dư lượng trong âm đạo, dẫn đến nhiễm trùng do viêm nhiễm và vi khuẩn. Đặc biệt, khi lấy ra khỏi cơ thể, tampon có thể vướng lại vài sợi có khả năng gây nhiễm trùng.