Người mắc bệnh gan tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cần lưu ý gì?
Người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan nói riêng có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do Covid-19 vì vậy nhóm đối tượng này cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19.
Người đái tháo đường khi tiêm vắc xin Covid-19 cần lưu ý điều gì?
Người đái tháo đường (ĐTĐ) khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 phải thông báo cho bác sĩ khám sàng lọc về các thuốc đang uống nếu có như thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp, đặc biệt là thuốc chống đông máu…
Nước ta là một trong những quốc gia có bệnh lý về gan đứng trong top thế giới, đặc biệt là bệnh viêm gan B. Đây là một trong các bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng khi số lượng người mang virus không biểu hiện triệu chứng còn khá cao.
Những người mắc bệnh mạn tính nói chung và viêm gan B, C nói riêng, có thể có nguy cơ cao gặp các triệu chứng nghiêm trọng do Covid-19.
Theo ThS BS. Cao Ngọc Tuấn - Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, vắc xin ngừa Covid-19 có thể giúp cơ thể nhận ra và chống lại virus nên người tiêm vắc xin xong sẽ ít khả năng mắc bệnh hơn. Nếu có nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cũng ít bị bệnh nặng hơn và tỉ lệ nhập viện hoặc tỉ lệ tử vong thấp hơn, hồi phục nhanh hơn.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật khuyến cáo, người mắc bệnh gan mạn tính là đối tượng nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Tuy nhiên, BS Tuấn lưu ý một số đối tượng bệnh như: Ung thư gan giai đoạn cuối, xơ gan mất bù có biến chứng giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu, bệnh gan đang diễn tiến nên tạm hoãn việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tất cả người bệnh trước tiêm vắc xin phải được khám sàng lọc đánh giá đảm bảo an toàn tiêm chủng xem có được tiêm hay không theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin cho người dân tại BV Thành phố Thủ Đức, TP.HCM. |
Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần nghỉ ngơi, theo dõi sát các phản ứng phụ sau tiêm và báo cho nhân viên y tế nếu cơ thể có phản ứng bất thường để được xử trí kịp thời.
BS Tuấn cho biết vắc xin không phải là viên đạn bạc giúp bạn bảo vệ khỏi virus 100 % vì vậy ngay cả khi bạn được tiêm vắc xin ngừa Covid-19, bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân bao gồm việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trên 2m với người xung quanh, tránh tiếp xúc đám đông, rửa tay thường xuyên…
Người bị bệnh gan cũng lưu ý những biện pháp dưới đây trong điều kiện dịch bệnh:
Người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm như không nên ra khỏi nhà, nếu không thật sự cần thiết. Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Tránh tiếp xúc với đám đông, giữ khoảng cách trên 2m. Rửa tay thường xuyên rất quan trọng. Tránh sờ vào mắt mũi và miệng nếu chưa rửa tay. Lau sạch và sát khuẩn thường xuyên những vật dụng mà bạn thường sử dụng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, điện thoại.
Cần tuyệt đối tránh uống rượu bia vì nó có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh gan tiềm ẩn nào, bất kể nguyên nhân là gì. Người bệnh ngưng hút thuốc vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
Đối với người bệnh đang dùng thuốc, việc sử dụng thuốc liên tục trong điều trị bệnh gan mạn tính là hết sức quan trọng như: thuốc điều trị viêm gan B, viêm gan C, xơ gan và không ngừng thuốc dù bất kỳ hoàn cảnh nào. Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn kiêng đảm bảo đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp bệnh nhân không thể đến bệnh viện tái khám do đang trong thời gian giãn cách hoặc đang cư trú trong khu vực bị phong tỏa, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện mà người bệnh đang điều trị hoặc bác sĩ (bằng các phương tiện như điện thoại, email, zalo, viber… ) thông báo về tình hình sức khỏe để được hướng dẫn điều trị.
Người bệnh nên duy trì thuốc đang uống, đặc biệt đối với những người đang dùng thuốc điều trị đặc trị viêm gan B, thuốc điều trị viêm gan C, thuốc ức chế miễn dịch như ghép gan hoặc mắc bệnh viêm gan tự miễn.
Nếu người bệnh đang gặp trường hợp cấp cứu hoặc bất kỳ triệu chứng nào như: lẫn lộn lúc nhớ lúc quên, ngủ gà hoặc hôn mê, ngủ không đánh thức được, sốt, đau ngực, ho khan, khó thở, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất vị giác hoặc mất mùi nên liên hệ ngay lập tức cơ sở y tế địa phương gần nhất.
Dự trữ các thuốc, vật dụng thiết yếu, những thức ăn kiêng mà người bệnh gan thường sử dụng cùng các gia vị, đồ gia dụng cần thiết. Nên có sẵn thuốc uống trong 30 ngày. Hiện nay, Bảo hiểm Y tế có thể cho phép cấp thuốc trong 90 ngày nếu tình trạng bệnh lý cho phép.
Bác sĩ lên tiếng về thông tin F0 uống nước nóng, muối mặn để tiêu diệt virus
Hiện có nhiều thông tin cho rằng F0 nên uống nước nóng; nước gừng, tỏi, sả thật nóng; nước muối để tiêu diệt virus…
Khánh Chi