Người lính già nhớ về ngày giải phóng Sài Gòn

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng mỗi khi nhớ lại thời khắc lịch sử cùng đồng đội tiến quân vào Dinh Độc Lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, cựu binh Nguyễn Đình Cổn (67 tuổi, quê Nghệ An), vẫn còn rưng rưng, xúc động.

Trốn gia đình lên đường nhập ngũ
Giống như bao thế hệ thanh niên, trai làng khác khi đất nước còn chiến tranh gian khổ, tháng 1/1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Đình Cổn (trú ở xóm Nhân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) hăng hái đăng ký lên đường nhập ngũ.
Tuy nhiên, trong lúc khám tuyển không đạt yêu cầu về sức khỏe, Cổn đã bị loại ra khỏi danh sách, nhưng với ước nguyện được đi bộ đội, chiến đấu bảo vệ đất nước, chàng trai trẻ đã xin hội đồng tuyển quân “chiếu cố” để được đi bộ đội với mọi người.

Cựu binh Nguyễn Đình Cổn nhớ lại những ngày tháng lịch sử Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Lúc đó, do yêu cầu phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ, nên việc kêu gọi nhập ngũ được thực hiện liên tục và rất chặt chẽ. Tuy khám tuyển nghĩa vụ không trúng do sức khỏe nhưng thấy những thanh niên, trai làng khác đều đi hết, tôi đã xin hội đồng tuyển quân tạo điều kiện để cùng mọi người lên đường đi đánh giặc. Ngay sau đó, tôi đã cùng các thanh niên khác lên đường nhập ngũ ngay, không thể về chào tạm biệt được người thân trong gia đình”, ông Cổn nhớ lại.
Sau khi lên đường nhập ngũ, Cổn được huấn luyện tại một đơn vị ở xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Kết thúc đợt huấn luyện, Cổn tham gia chiến đấu ở Chiến trường B (tỉnh Quảng Trị), gia nhập Đại đội 20, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, với nhiệm vụ là lính trinh sát.
Trong một trận đánh ác liệt tại Hải Lăng (Quảng Trị) vào ngày 2/9/1972, ông đã bị thương do sức ép của bom mìn và phải trở về huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) để dưỡng thương 2 tháng, sau đó lại tiếp tục sát cánh cùng đồng đội để chiến đấu.
Năm 1973, khi đang chiến đấu ở Chiến trường Quảng Trị, Sư đoàn 304 của ông may mắn được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm, và Thủ tướng đã phong cho Sư đoàn là “Quả đấm thép của Bộ”. Đó cũng là động lực mạnh mẽ, để Sư đoàn phối hợp với các đơn vị chủ lực khác chiến đấu quật cường, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị ngay sau đó.
Sau khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tục có những hành động vi phạm Hiệp định như lấn đất, chiếm dân trong vùng kiểm soát của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại chiến trường Quảng Nam - Quảng Đà, chỉ hai giờ sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tập trung càn quét các vùng tây Duy Xuyên, vùng B Đại Lộc và các vùng tranh chấp giữa hai bên, lợi dụng thời cơ dồn dân chiếm đất.

: Giấy chứng nhận khen thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba đối với cựu binh Nguyễn Đình Cổn

Trước tình hình đó, Sư đoàn 304 từ Cam Lộ (Quảng Trị) được quân Giải phòng miền Nam điều vào phối hợp với các đơn vị trong Quân khu 5 từ tháng 5/1974, nhằm tiêu diệt một số vị trí Quân lực Việt Nam Cộng hòa lấn chiếm sâu vào vùng giải phóng.
Sau đó, đơn vị của ông được giao nhiệm vụ đánh tiếp ở Thượng Đức. Ông Cổn kể: “Trận đánh Thượng Đức hết sức ác liệt, quân ta hạ quyết tâm phải đánh chiếm bằng được Thượng Đức, còn phía địch thì cố giữ bằng được vị trí trọng yếu này. Tổn thất về người rất nhiều, khiến tinh thần, ý chí căm thù địch lớn hơn. Hơn 1 năm giằng co ác liệt với địch ở Thượng Đức, sáng ngày 8/8/1974, cờ giải phóng tung bay trên căn cứ “cánh cửa thép” của Mỹ ngụy, báo hiệu Thượng Đức đã hoàn toàn giải phóng. Toàn quân hừng hực khí thế”.
Từ ngày 26 đến 29/3/1974, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tiếp tục điều quân đánh xuống Đà Nẵng và giải phóng Đà Nẵng ngay sau đó.
Những trận đánh của Sư đoàn 304 hừng hực khí thế trên các tuyến đường tiến vào miền Nam. Và đúng 10h30’ ngày 30/4/1975, Sư đoàn của ông đã tiến quân tới Cầu Sài Gòn, đến 11h30 phút, quân ta khí thế hào hùng tiến quân vào Dinh Độc Lập trước sự thất thủ của ngụy quân. Cờ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.

Người cựu binh mẫu mực
Sau khi Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đơn vị ông Cổn được điều quân lên tỉnh Lâm Đồng để tiếp tục đóng quân, bảo vệ.
Tháng 10/1976, người lính Nguyễn Đình Cổn xuất ngũ trở về quê hương và xây dựng gia đình với Phạm Thị Hinh, người con gái cùng quê đã chờ đợi ông suốt 5 năm liền. Kể từ đây, vợ chồng ông tham gia tích cực vào các hoạt động ở địa phương, cùng nhau xây dựng gia đình, phát triển kinh tế.
Được sự tín nhiệm của địa phương, ông Cổn tham gia nhiều hoạt động như: Chủ nhiệm Hợp tác xã, thường trực Hội Nông dân xã Mã Thành; sau khi xã Tiến Thành được tách ra từ xã Mã Thành (huyện Yên Thành), từ năm 2009, ông Cổn được làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tiến Thành nhiều năm liền, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao. Với những đóng góp của mình, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Năm 2015, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ xóm Nhân Tiến (xã Tiến Thành). Với nhiều đóng góp trong công tác chỉ đạo, ông đã đưa quê hương ngày một phát triển, no ấm. Giờ đây, khi đã quá tuổi lục tuần, cựu binh Cổn chỉ quây quần bên con cháu, làm nông nghiệp và tăng gia sản xuất.
Những ngày tháng Tư lịch sử này, ông lại thấy nhớ chiến trường xưa, nhớ những đồng đội của mình đã chiến đấu, ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Nhìn vào đôi mắt sâu thẳm của cựu binh già, chúng tôi hiểu và cảm nhận được trong lòng ông đang dâng lên những nỗi buồn lẫn niềm vui khó tả.

Ông Nguyễn Hữu Đại – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết, Nguyễn Đình Cổn là người cán bộ nhiệt tình, năng nổ, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Xóm Nhân Tiến, nơi ông làm Bí thư Chi bộ đã đạt nhiều thành tích ấn tượng trong những năm qua, luôn dẫn đầu các hoạt động trong toàn xã.

Nội dung




Việt Hòa
Từ khóa: giải phóng sài gòn thống nhất đất nước cựu chiến binh Nguyễn Đình Cổn

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !