Người khoe là tiến sĩ, chửi bới, đòi 'thông chốt' kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?

Theo luật sư, về việc người khoe là tiến sĩ, chửi bới, đòi 'thông chốt' kiểm soát dịch xảy ra ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), với hành vi như vậy, người này sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Trao đổi với PV Infonet về vụ việc, luật sư Diệp Năng Bình –  Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết: “Kể từ khi dịch bệnh Covid -19 xuất hiện tại Việt Nam, cùng với những người cán bộ, nhân viên y tế nơi tuyến đầu là các lực lượng công an, quân đội... đảm đương trọng trách như tấm lá chắn đầu tiên ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

{keywords}
Người khoe là tiến sĩ, chửi bới, đòi 'thông chốt' kiểm soát dịch (ảnh cắt từ clip).

Tuy nhiên, thực tế nghiệt ngã cho thấy, các lực lượng này luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong dịch bệnh. Họ không những là những con người có nguy cơ mắc bệnh cao mà đôi khi còn phải đối mặt với cách hành xử không đúng chuẩn mực của những con người xem thường pháp luật, xem thường sự phòng chống dịch của cả nước.

Chính vì thế mà chúng ta cần phải tôn trọng và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xúc phạm lực lượng nơi tuyến đầu này. Qua nghiên cứu clip và thông tin báo chí nêu, có thể dựa vào các quy định của pháp luật sau đây để xử lý vi phạm của người này.

Đó là theo căn cứ Điểm c) Khoản 6, Điểm c) Khoản 7, Điểm e) g) Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Tùy nồng độ cồn mà có mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nghĩa là người dân không ra đường khi không có việc cần thiết. Bên cạnh đó thì Hà Nội còn có các quy định riêng như phải có Giấy đi đường do cơ quan cấp.

Như vậy, với hành vi không tuân thủ, không áp dụng các biện pháp chống dịch, không tham gia chống dịch sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Còn theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ…

Ngày 30/3/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC hướng dẫn về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhằm kịp thời góp phần phòng, chống dịch bệnh hiện nay.

Theo đó, người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.

Như infonet đã đưa tin, chiều 16/8, bà Nguyễn Thị Nam, Chủ tịch UBND xã Đặng Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ để xử lý người đàn ông khoe là tiến sĩ, đi xe không mũ bảo hiểm, đòi 'thông chốt' kiểm soát dịch”.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Nam –cũng thông tin: “Ban đầu cơ quan chức năng tiến hành xử phạt người đàn ông này khoảng 3-4 lỗi đó là không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm… Người này vi phạm những lỗi gì thuộc thẩm quyền xử phạt của Ủy ban xã thì xã tiến hành phạt còn những lỗi gì thuộc thẩm quyền công an xử lý thì công an xử phạt”.

“Người đàn ông khoe là tiến sĩ, đi xe không mũ bảo hiểm, đòi 'thông chốt' kiểm soát dịch không phải ở ngoài vào mà người này đang tạm trú trên địa bàn xã nhưng có hộ khẩu thường trú ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội”, bà Nguyễn Thị Nam thông tin thêm.

Theo bà Nguyễn Thị Nam, đến lúc này, cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ, chưa có kết quả cuối cùng, nên chưa thông tin cụ thể được. Có thông tin gì thêm UBND xã sẽ thông tin sau cho báo chí…

Còn lãnh đạo Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết lực lượng chức năng đang tiến hành lập hồ sơ, xử lý nghiêm trường hợp này. Người đàn ông nói trên không làm việc tại VTV, đi xe trong tình trạng say xỉn. Cơ quan công an huyện đang chỉ đạo lập hồ sơ xử lý.

Tiến Anh

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Nghịch cảnh trời nắng thiêu đốt, diêm dân càng đổ ra đồng làm muối

Để có những hạt muối trắng ngần, diêm dân xã An Hoà (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) làm việc quần quật giữa trưa nắng, nhưng mỗi ngày họ chỉ có thu nhập hơn 100.000 đồng.

Động đất cường độ lớn nhất từ đầu năm ở Kon Tum

Trận động đất mạnh 3.7 độ richter vừa xảy ra tại Kon Tum. Người dân sống ở vùng tâm chấn có thể cảm nhận rõ ràng đồ đạc bị rung lắc khá mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !