Người giàu Việt tiêu tiền ít đi

Nhóm hộ giàu nhất chi tiêu đời sống bình quân mỗi tháng là 4,1 triệu đồng/người, giảm so với năm 2020 là 5,7 triệu đồng/người.

Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 được Tổng cục Thống kê tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 10,23 triệu đồng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất).

Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.

Mức thu nhập bình quân đầu người một tháng ở Việt Nam trong 10 năm qua. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Thu nhập ở thành thị đạt gần 6 triệu đồng, tăng 10,4% so với năm 2021. Mức này cao gấp 1,54 lần nông thôn (3,86 triệu đồng/tháng).

Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân người/tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng). Vùng có thu nhập bình quân người/tháng thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng).

Trong khi đó, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. 

Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). 

Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.

Chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình. Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình).

Trong đó, chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.

Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. (Dữ liệu: Tổng cục Thống kê)

Đáng chú ý, mức chi của hộ giàu nhất gần 4,1 triệu đồng/người/tháng, cao hơn 3,2 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (gần 1,3 triệu đồng/người/tháng). 

Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần). Trong đó, chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).

Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội vẫn chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, 6 tháng cuối năm mới bắt đầu phục hồi. Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thay đổi hành vi tiêu dùng, giá tăng (hàng hóa, xăng dầu), hạn chế nguồn cung dịch vụ (ăn uống ngoài gia đình, du lịch, giải trí…).

Cũng theo Tổng cục Thống kê, mặc dù chi tiêu giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch. Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng, và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao. Do vậy, các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội.

Nguyễn Lê

Cổ phiếu tăng mạnh, con trai chủ tịch chi hàng chục tỷ mua gom

Giữ lúc cổ phiếu tăng giá mạnh, con trai chủ tịch công ty bất động sản bỏ hàng chục tỷ gom mua thêm cổ phiếu.

Bản tin tài chính sáng 7/6: Giá vàng và USD cùng tăng, dầu đi xuống

Giá vàng hôm nay 7/6 trên thị trường quốc tế tăng nhanh nhờ lực cầu lớn. Giá USD đảo chiều tăng cao. Còn giá xăng dầu thế giới tiếp tục đi xuống.

Tổng cục Thống kê lý giải về nghi vấn công bố số liệu chưa đúng thực tế

Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% là mức tăng khá.

Giá vàng hôm nay 7/6: Bất ổn gia tăng, vàng lại biến động mạnh

Giá vàng hôm nay 7/6 trên thị trường quốc tế tăng nhanh nhờ lực cầu lớn, trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng tại Ukraine. Tuy nhiên, USD mạnh lên đang gây áp lực tới kim loại quý.

Người lao động ngược xuôi tìm việc

Kinh tế biến động, doanh nghiệp tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, nhu cầu tuyển dụng ở một số ngành giảm mạnh. Từ đây, người lao động khó tìm việc.

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Tiếp đà đi xuống

Giá xăng dầu hôm nay (7/6) trên thị trường thế giới tiếp đà đi xuống từ phiên trước. Giá dầu Brent giảm về mức 76 USD/thùng.

Điều khiến Thành phố đáng sống nhất Việt Nam hút mạnh người nhập cư

Hàng trăm nghìn người đã di cư đến Đà Nẵng để sống, làm việc lâu dài trong hơn chục năm qua. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và hạ tầng giao thông bài bản, điều gì làm nên sức hút mãnh liệt của thành phố này?

21.000 bao thuốc lá nhập lậu vào lò đốt

Cơ quan quản lý thị trường và các đơn vị liên quan vừa tiến hành tiêu hủy, đốt gần 21.000 bao thuốc lá hàng nhập lậu.

Nắng nóng cao điểm, bán điều hòa, máy lạnh thu hàng chục nghìn tỷ

Nhiều doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ điều hoà có doanh số tăng mạnh trong thời điểm mùa hè liên tục diễn ra những đợt cao điểm nắng nóng.

Người Việt lạc quan nhất châu Á về tương lai kinh tế

Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á với sự bùng nổ sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và sự trở lại của du lịch cùng với ngành bán lẻ phục hồi.