Người đi khám bệnh giảm, chi phí khám chữa bệnh BHYT vẫn tăng gần 5%

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí KCB BHYT tại các BV Hà Nội lên tới 8.492,7 tỷ đồng (tăng 622,4 tỷ đồng, tương đương tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020), bằng 45,25% dự toán chi KCB BHYT được Chính phủ giao năm 2021.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Theo thống kê của BHXH TP.Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn Thành phố có 4.796.321 lượt người KCB BHYT (giảm 16.943 lượt, tương đương giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Tuy nhiên, chi phí KCB BHYT lại tăng lên 8.492,7 tỷ đồng (tăng 622,4 tỷ đồng, tương đương tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020), bằng 45,25% dự toán chi KCB BHYT được Chính phủ giao năm 2021.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo lý giải của nhiều cơ sở KCB là do dịch bệnh khiến nhiều người dân có tâm lý hạn chế đến bệnh viện khám, điều trị.

Trong khi đó, với những bệnh nhân có bệnh mãn tính điều trị ngoại trú trước đây thay vì lĩnh thuốc 1 tháng/lần thì đã được cấp/phát thuốc 2-3 tháng/lần. Bên cạnh đó, nhiều người còn thực hiện khám, tư vấn sức khỏe từ xa… Đây là những yếu tố khiến số lượt KCB BHYT trên địa bàn Hà Nội giảm.

Tuy nhiên, những trường hợp phải đến BV để điều trị thường ở tình trạng nặng hơn, phức tạp hơn nên có chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức KCB BHYT cho thấy, vẫn còn những chi phí chưa hợp lý, còn những hiện tượng lạm dụng hoặc lãng phí nguồn quỹ BHYT. Đó cũng là những nguyên nhân khiến chi phí KCB BHYT tăng lên.

Trước tình hình trên, để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, vừa kiểm soát được chi phí KCB BHYT, BHXH TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 2990/BHXH-GĐBHYT1 về tăng cường công tác giám định, kiểm soát chi phí KCB BHYT.

 Bên cạnh đó, BHXH TP Hà Nội cũng yêu cầu các phòng nghiệp vụ phối hợp với cơ sở KCB BHYT thẩm định chặt chẽ điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT theo đúng quy định tại Điều 2 Thông tư số 09/2019/TT-BYT và Công văn số 3537/BHXH-CSYT của BHXH Việt Nam.

Ngoài ra, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị liên quan định kỳ hằng tháng phân tích dữ liệu, đánh giá tình hình chi phí KCB BHYT tại từng cơ sở, phát hiện các sai sót, trùng lặp trong thanh toán chi phí KCB BHYT, xác định các chỉ số gia tăng bất thường về chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế, số ngày điều trị bình quân, tỷ lệ vào viện so sánh giữa các BV, phát hiện các trường hợp bệnh nhân KCB nhiều lần trong tháng, trong quý… Trên cơ sở đó, chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, căn cứ, thông tin để tổ chức giám định.

BHXH Thành phố Hà Nội cũng lưu ý, việc tổ chức giám định phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; tăng cường giám định theo các chuyên đề theo phân tích dữ liệu và cảnh báo của BHXH Việt Nam; thường xuyên tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho giám định viên để nâng cao hiệu quả giám định, kiên quyết từ chối thanh toán các chi phí không đúng quy định; tăng cường kiểm tra bệnh nhân nội trú trong và ngoài giờ hành chính. Cùng với đó, tăng cường công tác giám định danh mục thuốc, chi phí thuốc, đảm bảo sử dụng, thanh toán thuốc đúng quy định và hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản liên quan.

Trong 6 tháng cuối năm, BHXH Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các BV tăng cường sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB BHYT.

Để thực hiện mục tiêu vừa chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, vừa kiểm soát hiệu quả dự toán chi được giao, BHXH TP.Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp và sẽ quyết liệt thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

H. Anh 

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !