Người dân TP Buôn Ma Thuột vẫn ngại ra đường dù được nới lỏng giãn cách

Dù TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã nới lỏng giãn cách xã hội và thực hiện Chỉ thị 15+, tuy nhiên, người dân địa phương này vẫn thực hiện tốt việc phòng chống dịch Covid-19. Đa số tâm lý vẫn ngại ra đường vì sợ vướng vào dịch bệnh.

Trong mấy ngày qua, những con phố ở TP Buôn Ma Thuột vẫn vắng người qua lại dù không bị kiểm tra giấy tờ chặt chẽ như khi còn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

{keywords}
Trục đường huyết mạch Nguyễn Tất Thành vắng vẻ dù đã nới lỏng giãn cách xã hội.

Anh Nguyễn Văn Mạnh (trú ở phường Ea Tam) cho biết, từ hôm dừng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 tới nay đã 3 ngày nhưng anh mới chỉ ra đường đúng một lần để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Thậm chí, anh còn khuyên mọi người không nên ra đường, hàng xóm ai cần mua gì thì gửi để anh mua giúp cho luôn.

“Gia đình tôi có con nhỏ, xung quanh hàng xóm cũng toàn trẻ em và người già, hơn nữa dịch vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp nên lỡ có việc gì sẽ hết sức nguy hiểm, tốt nhất là ở trong nhà cho an toàn”, anh Mạnh nói.

Cô giáo Nguyễn Thị Liên (trú ở phường Tân Thành) cũng rất thận trọng mỗi khi đi dạy, chỉ đi từ nhà đến trường rồi ngược về. Mọi người trong gia đình cô Liên gần như không ra đường. Chợ ở gần nhà nhưng mấy ngày mới đi một lần để mua thức ăn, hôm nào ra chợ thì đi rất sớm vì có ít người. Cô Liên còn gọi thợ đến cắt tóc cho chồng và con tại nhà chứ không đến cửa tiệm.

"Chồng và con tôi chỉ ra đường chỉ khi nào có việc cực kỳ quan trọng, còn không thì ở trong nhà. Riêng tôi khi đến trường thì thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch, tránh trường hợp xấu xảy ra bởi hậu quả rất nguy hiểm”, cô Liên cho biết.

Theo bà Lê Thị Loan, Chủ tịch phường Thành Nhất, có rất nhiều yếu tố khiến người dân ngại ra đường thời điểm này dù đã nới lõng giãn cách xã hội.

Người dân vẫn rất sợ việc lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Hơn nữa, trong hầu hết các gia đình đều có người già và trẻ em nên càng phải cẩn thận.

“Chỉ những người đi làm công việc quan trọng, cần thiết họ mới ra đường, còn người dân lao động thu nhập thấp thì phải có giấy xét nghiệm Covid-19 3 ngày/1 lần, mà 1 lần như vậy mất chi phí khoảng 300 ngàn nên họ phải tính toán. Bên cạnh đó, việc đi lại giữa các huyện, thành phố trong tỉnh cũng vẫn siết chặt nên việc đi lại vẫn còn hạn chế”, bà Loan cho hay.

Còn bà  Đỗ Thị Lụa,  Phó Chủ tịch UBND phường Khánh Xuân cho hay, từ khi TP Buôn Ma Thuột dừng thực hiện Chỉ thị 16, người dân chấp hành rất tốt theo hướng dẫn của địa phương cũng như cơ quan chức năng.

Theo bà Lụa, những người ra đường chủ yếu có công việc quan trọng, còn đối với người dân, họ sợ dịch bệnh nên chỉ ở trong nhà. Nhiều trường hợp người dân đi chợ mua thức ăn cho cả tuần luôn chứ không mua từng ngày như khi chưa có dịch.

"Khi người dân theo dõi diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian vừa qua, thấy các ca mắc trong cộng đồng nhiều nên cũng rất sợ, đặc biệt những gia đình có người thân bị bệnh nền họ càng phải giữ gìn. Tại địa phương, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền cho bà con không nên ra đường trong khi dịch bệnh còn phức tạp", bà Lụa nói.

Nới lỏng giãn cách xã hội tại TP Buôn Ma Thuột

Nới lỏng giãn cách xã hội tại TP Buôn Ma Thuột

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn thông báo việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch từ 18h ngày 11/9/2021. TP Buôn Ma Thuột sẽ được nới lỏng theo Chỉ thị 15+, một số huyện và địa bàn cục bộ vẫn thực hiện Chỉ thị 16.

Hải Dương

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình

Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường

Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.

Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM

Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.

Đang cập nhật dữ liệu !