Người dân không nên quá hoang mang lo lắng với chủng mới

"Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong ứng phó với biến chủng mới, người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng".

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi làm việc với TS Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông John MacArthur – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore – Giám đốc chương trình an ninh y tế toàn cầu của CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron. Buổi làm việc diễn ra vào sáng nay 30/11 tại trụ sở Bộ Y tế.

Chủ động phối hợp với WHO và CDC Hoa Kỳ ứng phó với biến chủng Omicron

Dù đến sáng 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 với biến chủng Omicron tuy nhiên Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với WHO và CDC Hoa Kỳ để ứng phó với biến chủng này.

{keywords}
Người dân không nên quá hoang mang lo lắng với chủng mới (ảnh minh hoạ)

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nêu 3 vấn đề cần trao đổi và muốn nghe ý kiến của WHO, CDC Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam là: Các giải pháp ứng phó trong phòng, chống dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng Omicron; Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, trong đó có tiêm cho trẻ em; Vấn đề điều trị, giảm tử vong ở bệnh nhân Covid-19.

Trước những đề xuất từ Bộ trưởng Bộ Y tế, WHO cùng CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á

WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron, bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron;

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng Covid-19;

Thứ ba, tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron;

Thứ tư, đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để có thêm thông tin cùng tìm phương pháp ứng phó.

Đồng thời, các bên cũng thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên các đối tượng nguy cơ cao và đảm bảo tiêm chủng an toàn.

Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin thêm, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tiến độ tiêm đang tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố…

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách ly phòng chống dịch. Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, để đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng.

 "Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Được biết, ngay sau khi có thông tin về biến chủng Omicron, để chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào Việt Nam từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, ngày 28/11, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch Covid-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

 N. Huyền 

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Đang cập nhật dữ liệu !