Người dân Cao Phong thoát nghèo nhờ trồng cam đặc sản
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) có gần 3.016ha cây ăn quả có múi; trong đó, có hơn 1.018ha trồng cam được cấp chứng nhận VietGAP. Cam không chỉ là giống cây giúp người dân thoát nghèo mà còn là giống cây làm giàu của đồng bào nơi đây.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu hướng tới giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Cao Phong đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân mỗi năm 3%, tại các xã, xóm đặc biệt khó khăn 4 - 5%/năm. Năm 2016, hộ nghèo toàn huyện chiếm 26,85%, đến năm 2019 giảm còn 12,53%.
Là một huyện miền núi nhưng Cao Phong lại là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như công tác giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình. Đóng góp cho thành quả này không thể không nhắc đến việc phát triển thành công cây cam đặc sản. |
Cam Cao Phong giúp thay đổi diện mạo của một huyện vùng cao. |
Với khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, phù hợp sự sinh trưởng và phát triển nên cam, quýt ở huyện Cao Phong nổi tiếng thơm ngon, mọng nước, vị ngọt, quả màu vàng óng. |
Những năm gần đây, người dân Cao Phong áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, vì vậy sản lượng cam lòng vàng ngày càng cao. |
Cam không chỉ là giống cây giúp người dân thoát nghèo mà còn là giống cây làm giàu của đồng bào nơi đây. |
Nếu như năm 2014, diện tích trồng cây có múi tại huyện mới dừng ở 1.200ha, sản lượng 16.500 tấn, thì đến vụ cam 2019 - 2020, huyện có gần 3.016ha cây ăn quả có múi, sản lượng trên 40.000 tấn. Trong đó, có hơn 1.018ha trồng cam được cấp chứng nhận VietGAP với sự tham gia của 759 hộ. |
Từ nhiều năm nay, cam Cao Phong đã trở thành một thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình. |
Tháng 10 hàng năm là thời điểm cam Cao Phong bước vào thu hoạch.
|
Nhờ nguồn thu nhập từ cây cam mà đời sống nhiều hộ gia đình trong huyện đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. |
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.