Người cựu binh già với những "góc khuất" của chiến tranh

"Ai cũng trưng bày, sưu tầm những kỷ niệm oai hùng về chiến thắng. Nhưng tôi lại thích lưu giữ những đồ vật nói về đau thương, mất mát, nơi mà từ đó đã làm lên những anh hùng bất khuất!" - người cựu binh già chia sẻ.
Người cựu binh già với những

Ông Lâm Văn Bảng (áo trắng) cùng một người đồng đội cũ - cũng là đồng nghiệp bây giờ tại bảo tàng.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Phú Xuyên (Hà Nội), năm 22 tuổi, ông Lâm Văn Bảng đã viết tâm thư và được nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ quốc. Sau thời gian huấn luyện tại Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 (huyện Thường Tín), đến năm 1966, ông Bảng chính thức lên đường tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 và hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong đợt đánh tiếp theo, ông Bảng bị thương và rơi vào tay địch, bị giam giữ ở Biên Hoà và đến năm 1970 ông bị đưa ra đảo Phú Quốc.

Trong thời gian gần 5 năm bị giam giữ tại nhà tù Phú Quốc, ông Bảng đã chứng kiến biết bao đồng đội, đồng chí của mình bị giặc tra tấn bằng nhiều hình thức hết sức dã man nhưng vẫn không khuất phục được ý chí kiên trung của người tù cách mạng. 

Đến khi hoà bình lập lại, hình ảnh những đồng đội của ông bị tra tấn luôn hiện về trong mỗi giấc ngủ của ông khiến người cựu binh lại phải bắt đầu một cuộc chiến mới - cuộc chiến nhằm vinh danh những đồng đội, đồng chí, những người ngã xuống trong nhà tù để ông và nhiều tù binh khác được sống.

Ông Lâm Văn Bảng đã dành nhiều thời gian sưu tầm các hiện vật, kỷ vật chiến tranh và tự nguyện góp tiền xây dựng Bảo tàng trên khu đất hơn 2000 m2 của dòng họ ông ở thông Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội để làm khu trưng bày. 

Không quản đường sá xa sôi, ông Bảng đi hàng vạn dặm đi tìm lại hơn 3.000 hiện vật của những đồng đội để trưng bày tại Bảo tàng. Những đồ ông sưu tầm hầu hết là những dụng cụ địch sử dụng để tra tấn, tra khảo người tù cách mạng, để mọi người hình dung ra được những chiến sĩ ấy đã phải đổ biết bao xương máu để có được hoà bình cho đất nước. 

"Ai cũng trưng bày, sưu tầm những kỷ niệm oai hùng về chiến thắng. Nhưng tôi lại thích lưu giữ những đồ vật nói về đau thương, mất mát, nơi mà từ đó đã làm lên những anh hùng bất khuất!" - người cựu binh già chia sẻ.

Năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã có quyết định công nhận số kỷ vật của ông Bàng là “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Bảo tàng đã là một trong những địa chỉ thăm quan quen thuộc của bất kỳ du khách nào khi đến với Phú Xuyên nói riêng và Thủ đô nói chung, đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Nội cùng các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến thăm.

Dưới đây là một số hiện vật trong bảo tàng của ông Lâm Văn Bảng:

Người cựu binh già với những

Hình ảnh đầu tiên của phòng trưng bày là bức tượng mô phỏng một người tù binh tự mổ bụng mình để phản đối quân địch.

Người cựu binh già với những

Bức tượng trên đi kèm với một câu thơ truyền tai nhau của những người tù cách mạng trong lúc bị địch giam giữ.

Người cựu binh già với những

Một tờ giấy báo tử của đồng đội ông Bảng.

Người cựu binh già với những

Lá cờ Đảng - kỷ vật ông đã phải đi lại tới 4-5 lần để thuyết phục và xin lại của một người đồng đội. "Khi trao lại lá cờ này cho tôi, của gia đình người trao tặng lại lá cờ đã khóc vì lá cờ Đảng đã nằm sâu trong trái tim họ khiến tôi cũng không cầm được nước mắt" - ông Bảng kể lại cảm xúc thời điểm nhận lá cờ.

Người cựu binh già với những

Đường hầm các tù binh tại nhà tù Phú Quốc tự đào để trốn thoát chỉ đủ rộng cho một người chui lọt.

Người cựu binh già với những

Hình ảnh tên Trung sĩ Nhỏ (giám thị trại giam nhà tù Phú Quốc) đun sôi nước xà phòng rồi đổ vào miệng anh Dương Bá Ngải (tức Ngà, quê Phú Xuyên).

Người cựu binh già với những

Tù binh thời kỳ đó thường xuyên bị khoá chân và ở trần trên vỉ sắt.

Người cựu binh già với những

Cảnh tra tấn dã man của quân địch.

Người cựu binh già với những

Chị Lê Thị Tuyết Lan (quê Long An) bị giám thị Nguỵ dùng đèn 500W rọi lên đầu làm nổ con người mắt.

Người cựu binh già với những

Tra tấn bằng hình thức nhốt vào thùng phi rồi dùng búa gõ bên ngoài khiến tù binh chết ngất, máu mũi, máu tai trào ra ngoài.

Người cựu binh già với những

Cho vào vạc lửa - hình thức tra tấn được coi là dã man nhất của địch.

Người cựu binh già với những

Ngoài ra, bảo tàng còn một số dụng cụ quân địch sử dụng để tra tấn tù binh như: roi thừng, búa, cậy đục răng...

Người cựu binh già với những

… hay vật bất li thân của giám thị thời kỳ đó.

Người cựu binh già với những

Buồng giam tù cách mạng chỉ đủ cho người ngồi hoặc nằm, không thể đứng dậy được.

Người cựu binh già với những

Xung quanh buồng được bọc kín dây thép gai.

Hoàng Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !