“Hơn nửa phần đời tôi sinh sống ở nước ngoài, khoảnh khắc tuyệt vời nhất đời tôi có lẽ là lên máy bay trở về quê hương” – đó là chia sẻ của Nick Út (tác giả bức ảnh Em bé Napalm, đoạt giải Pulitzer năm 1973).
Dù bận rộn với công việc của một phóng viên ảnh tại hãng thông tấn AP (The Associated Press) nhưng hàng năm, Nick Út (Huỳnh Công Út) vẫn sắp xếp thời gian về thăm Việt Nam.
Cuối tháng 3 vừa qua, Nick Út về Việt Nam theo chương trình của một trường trung học của Mỹ. Thành viên trong đoàn là những học sinh tiêu biểu của Trường Trung học Santa Barbara. Hàng năm, Nick Út thường về Việt Nam dịp 30/4, nhưng khi nhận được lời đề nghị của ban giám hiệu trường, ông đã đồng ý ngay. Bởi mục tiêu của chuyến đi là học hỏi thực tế về đất nước Việt Nam và cuộc chiến tranh nơi đây thông qua những chứng tích còn để lại.
“Tôi nhận thấy đây là cơ hội hiếm có để tôi giới thiệu về đất nước, về cuộc chiến tranh mà tôi từng đi qua, về những vết thương chiến tranh còn làm đau đồng bào tôi cho đến bây giờ. Ngay cả khi ở Mỹ, tôi cũng chưa bao giờ từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào về Việt Nam. Những gì tôi đã chứng kiến, đã cảm nhận được thì tôi sẵn sàng chia sẻ đến bạn bè quốc tế” – ông nói.
Người “bạn hiền” của Nick Út ở Việt Nam là cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính – tác giả bức ảnh "Nụ cười chiến thắng" cùng hàng trăm tác phẩm ảnh chiến trường đặc sắc. Từng cùng có mặt trong trận chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị, hai người đều cho rằng: “Không có chiến trường nào để lại nỗi ám ảnh sâu sắc như Quảng Trị”.
Trong chuyến về Việt Nam lần này, Nick Út đã trở lại chiến trường Quảng Trị cùng với Đoàn Công Tính. Trước đó, lần đầu tiên Nick Út trở lại Quảng Trị là năm 1989 trong chuyến đi tìm thân nhân người Mỹ mất tích.
Ngoài ra, Nick Út đã dẫn đoàn học sinh Mỹ tới thăm lại các chiến trường ông đã từng tham gia cùng một số địa danh lịch sử quan trọng của Việt Nam. Một số nơi ông đã dẫn đoàn tới như: Bảo tàng chứng tích chiến tranh (TP.HCM), Tây Ninh, Vĩnh Long, Quảng Trị, Hà Nội...
Sau đây là hình ảnh về chuyến hành trình cuối tháng 3/2013 của Nick Út cùng đoàn học sinh Mỹ. (Một số ảnh do nhân vật cung cấp):
Bảo tàng chứng tích chiến tranh là nơi đầu tiên Nick Út muốn đưa đoàn học sinh Mỹ đến tham quan
Các học sinh Mỹ chăm chú nghe Nick Út kể về chiến tranh Việt Nam và những câu chuyện chiến trường ông đã chứng kiến...
"Tôi luôn thấy vui vẻ khi được nói với bạn bè về đất nước của mình và chưa bao giờ từ chối bất kỳ câu hỏi nào về Việt Nam nếu tôi đủ khả năng trả lời" - Nick Út chia sẻ
Ông dự định sau khi nghỉ việc ở AP sẽ trở về Việt Nam sinh sống
Nick Út tại Khe Sanh (Quảng Trị) năm 1972
Cũng tại Khe Sanh năm 2013...
Nick Út trò chuyện cùng cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính trên xác máy bay Mỹ tại bảo tàng Khe Sanh (Quảng Trị)
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (Quảng Trị) là biểu tượng thống nhất 2 miền đất nước
Nick Út cùng một người bạn tại địa danh lịch sử Cầu Ga (Quảng Trị)
Ôn lại những ngày tháng khốc liệt tại Thành Cổ Quảng Trị
Trò chuyện lịch sử cùng học sinh thị xã Quảng Trị tại di tích trường Bồ Đề
Đoàn học sinh Mỹ thăm làng Hòa Bình - nơi nuôi dạy và chữa trị cho trẻ em và người dân VN là nạn nhân của chất độc màu da cam và các hóa chất khác mà Mỹ rải xuống trong thời kỳ chiến tranh tại VN
Ảnh chụp một cựu chiến binh Bình Định thăm bảo tàng lịch sử quân sự Hà Nội
Nick Út cùng "Em bé Napalm" Phan Thị Kim Phúc thời hòa bình
Nick Út vui vẻ đón nhận món quà quê hương của người phụ nữ Nam Bộ
Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.
Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.
Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.
Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD
Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.