Người chồng và nỗi ám ảnh bệnh giang mai suốt 20 năm không dứt

Anh Trần Văn Ngữ, trú tại Hoàng Hoa Thám, Hà Nội tâm sự, anh 44 tuổi, có vợ và hai con. Cuộc sống gia đình hạnh phúc nhưng anh vẫn đứng ngồi không yên vì căn bệnh giang mai từ gần 20 năm trước.
Người chồng và nỗi ám ảnh bệnh giang mai suốt 20 năm không dứt - ảnh 1

Ảnh minh họa.

Mệt mỏi, đau lưng vì ám ảnh bệnh giang mai

Vào năm 1997, anh Ngữ đi khám bác sỹ tại Bệnh viện E và được chẩn đoán là bị bệnh giang mai, được bác sỹ cho toa thuốc điều trị. Bác sỹ chỉ định cho tiêm 3 mũi penicillin. Nhưng anh Ngữ chỉ tiêm có hai mũi. 

Câu chuyện về bệnh giang mai, anh Ngữ cho rằng mình đã khỏi và không bao giờ nhớ tới nó nữa. Anh cũng không thấy có biểu hiện nào của bệnh và vợ anh cũng thế. Tuy nhiên từ năm 2006, anh Ngữ bắt đầu thấy trong người hay bị nhói đau như kim chích, anh đi khám và xét nghiệm máu nhưng kết quả âm tính với bệnh giang mai. 

Từ đó cho đến nay anh thường xuyên bị như vậy. Thời gian gần đây anh Ngữ bị nhói đau nhiều hơn, thường xuyên đau đầu, nhức trong hai con mắt và đau dọc sống lưng. Có lúc, anh Ngữ lầm tưởng mình bị thoái hóa.

Lo lắng về sức khỏe, đọc nhiều tài liệu nói về bệnh giang mai, được biết bệnh giang mai thần kinh có triệu chứng như anh đang bị. Tháng 1/2013, anh Ngũ đã lấy máu và đi xét nghiệm tại trung tâm y tế tư nhân nhưng kết quả vẫn âm tính với bệnh giang mai. Anh âm thầm đi khám tổng quát nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh gì. Trong khi đó càng ngày anh càng cảm thấy đau đớn, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng...

Trường hợp của anh Vũ Quang Hiểu trú tại Đường Thành, Hà Nội cũng tương tự. Anh Hiểu còn không biết mình bị bệnh giang mai. Khi đi làm các xét nghiệm không ra bệnh. Bác sĩ giới thiệu anh đến Bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả chẩn đoán anh bị xoắn khuẩn giang mai và đã tấn công vào thần kinh.

Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào?

Theo Giáo sư Trần Hậu Khang - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da Liễu trung ương, bệnh giang mai thuộc nhóm C theo qui định của luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm (số 03/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007), bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.

Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), sau đó đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường như quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới… 

Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu như tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn. Nếu thai phụ bị giang mai mà không được điều trị cũng lây cho thai nhi hay còn gọi giang mai bẩm sinh.

Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Ở thời kỳ thứ nhất, bệnh giang mai có các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng giang mai với các biểu hiện trên lâm sàng có thể nhìn bằng mặt là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng.

Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu,… Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi …Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".

Ở thời kỳ thứ 2 thời gian bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng như các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, vùng mảng niêm mạc như hậu môn, viêm hạch lan tỏa, rụng tóc kiểu "rừng thưa".

Thời kỳ thứ 3 bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây "gôm" giang mai ở da, cơ, xương, thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

Bệnh giang mai nguy hiểm nhất đó là giang mai thần kinh. Bệnh giang mai thần kinh là một bệnh nhiễm trùng não hoặc là tủy sống ở những bệnh nhân bị bệnh giang mai mà chưa được điều trị khỏi hẳn. 

Giang mai thần kinh là do khuẩn xoắn giang mai gây ra. Bệnh giang mai thần kinh xuất hiện từ 10 cho đến 20 năm sau khi bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, bệnh giang mai thần kinh không phải bệnh nhân giang mai nào cũng mắc phải. Điều trị giang mai thần kinh hiện nay vẫn dựa vào cấu tạo xoắn khuẩn, chu kỳ sinh sản, cấu tạo vỏ xoắn khuẩn….

Khánh Ngọc

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !