Người bị bệnh thận cần tránh hoa quả gì?
Theo các bác sĩ, nếu bị bệnh thận việc ăn uống không đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, ngừng tim do tăng kali máu.
Trường hợp của ông N.V.V,50 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Người nhà cho biết trước đó ông hoàn toàn khỏe mạnh và buổi tối ăn cơm xong, cả gia đình ngồi ăn trái cây, ông V. cũng ăn quả măng cụt, loại trái cây ông thích.
Ăn xong tới nửa đêm ông V. thấy mệt. Người nhà vội đưa vào viện, xét nghiệm K+ 8.87mmol/l; Điện tim ECG thì rối loạn nhịp, tim đập có 40 lần / phút, có xu hướng đập chậm dần - nguy cơ ngừng tim. Bác sĩ chẩn đoán tăng K+ máu nếu không cấp cứu kịp thời có thể ngừng tuần hoàn, tử vong.
Bình thường, lượng kali trong máu dao động trong khoảng từ 3.5 - 4.5mmol/l và được thận điều chỉnh đào thải ra ngoài rất nhanh qua nước tiểu nếu lượng kali từ thức ăn đưa vào quá nhiều.
Người bị bệnh thận cần tránh hoa quả gì? |
Trong suy thận, suy thận ở mức độ 1, 2,3, 4 thận vẫn có thể đào thải được kali. Ở người suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn 5 phải chạy thận lọc máu chu kỳ), chức năng đào thải kali của thận gần như bằng không nên nguy cơ tăng kali máu luôn luôn hiện hữu và khi kali máu tăng cao, bệnh nhân có thể tử vong do loạn nhịp tim.
BS. Vương Quốc Thịnh - Khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết kali là một chất có trong rất nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Nó đóng vai trò trong việc đảm bảo nhịp tim và cơ bắp hoạt động bình thường. Để đảm bảo những vai trò đó Kali cần được điều hòa đúng cách bởi hai thận khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người mà thận có vấn đề, lượng thức ăn giàu Kali cần phải hạn chế bởi sự tăng Kali máu lúc này là rất nhạy cảm và người có thể cảm thấy ngứa, tê, yếu liệt và nếu kali máu tăng quá cao có thể dẫn đến rối loạn nhịp hay đau thắt ngực.
Bác sĩ Thịnh cho rằng, những người bị bệnh thận cần chú ý hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về nồng độ Kali máu hàng tháng của bạn. Nếu từ 3.5 đến 5.0 là bạn đang ở vùng an toàn. Nếu còn 5.1 đến 6.0 là bạn đang ở vùng báo động. Còn nếu trên 6.0 là cần gặp bác sĩ ngay vì bạn đang trong vùng nguy hiểm.
Để không bị tăng kali huyết, người bệnh cần tránh ăn những thức ăn có lượng Kali cao. Ăn nhiều loại thức phẩm khác nhau nhưng ở mức có chừng mực. Không dùng nước hoa quả đóng hộp hay nước hầm thịt.
Bác sĩ Thịnh cho biết tất cả các thực phẩm đều chứa Kali. Nên khẩu phần của từng loại là rất quan trọng. Quá nhiều lượng thực phẩm chứa một lượng kali nhỏ cũng có thể biến thành một lượng kali lớn.
Những bệnh nhân chạy thận cần thường xuyên kiểm soát lượng kali. Lượng kali bình thường hàng ngày của một người Mỹ khỏe mạnh là khoảng 3500 đến 4500 mg. lượng kali cho chế độ ăn kiên Kali là khoảng 2000mg/ngày.
Vì vậy, người bị bệnh thận mãn tính cần được tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng. Những thực phẩm nào chứa lượng lớn Kali.
Những quả nhiều kali cần ăn giảm như quả mơ (2 trái tươi hoặc 5 trái khô), bơ (1/4 trái), chuối (1/2 trái), dưa vàng, chà là (5 quả), trái cây khô, sung ngọt khô, nước ép nho, dưa bở, Kiwi, xoài, cam nước ép cam, đu đủ, xuân đào, lựu/nước ép lựu, mận khô, nho khô, atisô, măng, đậu hầm, bí nghệ, củ cải, đậu đen, bông cải xanh, cải thảo, cà rốt, hạt khô, rau xanh (trừ cải xoăn), su hào, nấm trắng, đậu bắp, củ cải, bí ngô, rau chân vịt, cà chua, nước ép rau…
Thức ăn nào chứa ít kali như táo, quả mơ, dâu đen, quả việt quất, anh đào, bưởi (½ trái), cam thảo, đào, trái dứa, nước ép dứa, quả mâm xôi, dâu tây, quýt (1 quả), Súp lơ, cần tây, đậu xanh, quả dưa chuột, cà tím, cải xoăn, rau diếp, ớt, củ cải, bánh mì nấu chín, cà phê,…Tuy nhiên, ă nhiều hơn 1 phần có thể làm cho lượng kali cung cấp từ ở mức thấp hơn thành cao hơn.
Khánh Chi