Nghiện 2 món triệu người thích, quý ông Vĩnh Phúc mắc ung thư thực quản

Trong vòng 2 tháng, ông Dương sụt liên tiếp 4kg, các triệu chứng đau tức ngực kèm theo khó nuốt tăng dần.
Ông Đặng Văn Dương, 59 tuổi, ở Vĩnh Phúc vốn có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu rất nhiều năm. Tuy nhiên khoảng 2 tháng trở lại đây, ông thấy sức khỏe kém dần khi người hay mệt, thỉnh thoảng tức ngực.

Ekip bác sĩ BV 108 cùng GS Kazuhiko Yamada phẫu thuật cho bệnh nhân


Đáng lưu ý, ông sụt liên tiếp 4 kg trong vòng 2 tháng dù vẫn ăn uống đều đặn. Cách đây nửa tháng, ông Dương thấy tình trạng khó nuốt tăng lên, hay bị nghẹn khi ăn, sau ăn bị đau tức nhiều vùng ngực nên đến BV TƯ Quân đội 108 thăm khám.

Bác sĩ kết luận, bệnh nhân mắc ung thư thực quản tế bào vảy ở 1/3 dưới thực quản, giai đoạn 2.
Sau hội chẩn, các bác sĩ khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, BV 108 quyết định mổ nội soi ngực – bụng, tạo hình ống cuốn dạ dày qua đường hầm sau xương ức.

Với sự hỗ trợ của GS Kazuhiko Yamada, khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Trung tâm Quốc gia về Y khoa và chăm sóc sức khỏe toàn cầu Nhật Bản, ekip phẫu thuật đã vét sạch 3 hạch cho bệnh nhân sau 10 tiếng phẫu thuật.

Sau 1 ngày hồi sức, bệnh nhân hiện đã tỉnh táo, ăn uống được qua đường miệng, tiêu hóa lưu thông tốt, giọng nói bình thường, không bị khàn. Sau cắt khối u, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân tránh hút thuốc, kiêng rượu bia.

GS Kazuhiko Yamada (thứ 3 từ trái qua) chụp hình chung với toàn bộ ekip


PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, BV 108 cho biết, phẫu thuật nội soi đường ngực bụng cắt thực quản, nạo vét hạch với ống cuốn dạ dày qua đường hầm sau xương ức là phương pháp mới trong điều trị ung thư thực quản, đây là phẫu thuật rất khó, hiện chỉ có 1- 2 cơ sở y tế lớn tại Việt Nam thực hiện được.
Điểm nổi trội của phương pháp này là nạo vét được gần như triệt để các hạch di căn, điều mà trước đây thường bỏ sót dẫn tới tỉ lệ tái phát cao, thời gian sống ngắn hơn.

Với phương pháp làm đường hầm sau xương ức (trước đây là đường hầm ở trung thất sau), bệnh nhân không bị áp xe trung thất gây nguy hiểm sau mổ kể cả miệng nối bị rò. Ngay cả trường hợp khối u tái phát, bệnh nhân vẫn có cơ hội phẫu thuật lại, trong khi với phương pháp mổ cũ là không thể.

Rượu, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu


 PGS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, ung thư thực quản là ung thư phát sinh từ thực quản – đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và dạ dày.

Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng khó nuốt và giảm cân. Khi thấy những sự thay đổi trong cơ thể mình, bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe.

Ung thư thực quản gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô tế bào thực quản (ESCC), thường gặp ở các nước đang phát triển và ung thư tuyến thực quản (EAC), thường gặp ở các nước phát triển.

Đối với ung thư biểu mô tế bào vảy, nguyên nhân chính do hút thuốc lá, uống rượu, đồ uống rất nóng, chế độ ăn uống không đầy đủ và nhai trầu. Còn với ung thư tuyến thực quản, nguyên nhân phổ biến nhất do hút thuốc lá, béo phì và hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Rượu bia và thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư thực quản

Vì vậy, để phòng tránh ung thư thực quản, người dân cần từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia.
Hiện nay, ung thư thực quản đứng hàng thứ 8 trong các loại ung thư có số người mắc nhiều nhất thế giới với trên 450.000 trường hợp mắc mới mỗi năm, trong đó có khoảng 400.000 người tử vong. Trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu WHO 2018, ung thư thực quản đang xếp vị trí 15 trong số các loại ung thư phổ biến nhất với trên 2.400 ca mắc mới mỗi năm, tuy nhiên tỉ lệ tử vong lên tới 92% khi có tới 2.200 ca tử vong.

Con số này cũng khớp với các nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho thấy tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư thực quản trên 5 năm là 43% đối với ung thư tại chỗ, 23% đối với ung thư đã lan rộng trong khu vực và 5% với ung thư lây lan xa. Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các phương pháp điều trị rất hạn chế.

Điều trị ung thư thực quản được thực hiện dựa trên giai đoạn và vị trí ung thư, cùng với thể trạng chung của từng người, thường phối hợp xạ trị, hóa chất và phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quyết định.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Đang cập nhật dữ liệu !