Nghệ nhân làng gốm hơn 500 tuổi ở Hội An say sưa tạo hình 'ông hổ' chào Tết Nhâm Dần 2022
"Tạo hình tượng hổ khó nhất là khuôn mặt. Từ miệng, nét mặt cần phải liên kết với mắt, mũi, gò má… Những bức tượng hổ đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì", nghệ nhân làng gốm hơn 500 tuổi ở Hội An chia sẻ.
Cuối năm, các nghệ nhân làng gốm hơn 500 tuổi ở phường Thanh Hà (TP Hội An, Quảng Nam) lại tất bật nhào nặn linh vật để trưng bày Tết Nguyên đán. Năm nay cũng vậy, rất nhiều “ông hổ” đã được các nghệ nhân tạo hình, sẵn sàng đón năm Nhâm Dần 2022.
Hổ là biểu tượng của sức mạnh, thực lực, uy quyền và tâm linh. Các nghệ nhân mong muốn những linh vật sẽ mang đến nguồn năng lượng may mắn để làng gốm ngày càng đi lên, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.
|
Anh Nguyễn Văn Hoàng (38 tuổi, phường Thanh Hà) cho hay, dịp cuối năm là cơ hội để người dân trong làng có thể bán các sản phẩm từ gốm. Để thu hút chú ý của du khách, anh nặn tượng hổ để trưng bày tại làng gốm Thanh Hà. |
![]() |
"Mỗi năm, các nghệ nhân trong làng lại làm tượng linh vật Tết để đưa đi trưng bày. Năm nay cũng vậy, nghệ nhân nhào nặn ‘ông hổ’ - linh vật năm Nhâm Dần", anh Hoàng chia sẻ. |
![]() |
Theo anh Hoàng, anh đang tạc 6 tượng hổ có hình dáng và kích cỡ khác nhau. Như hổ đứng có chiều dài 60cm, chiều rộng 30cm và chiều cao khoảng 40cm. Dáng hổ vồ thì dài hơn nhưng chiều cao lại thấp hơn, còn dáng hổ ngồi thì chiều cao lại cao hơn. |
![]() |
“6 tượng hổ được tạo 3 thế, mỗi thế một cặp. Công đoạn khó nhất để tạo tượng hổ là giai đoạn tạo hình. Về thân hình, chân, đuôi thì dễ nhưng tạo khuôn mặt hổ thì rất khó”, anh Hoàng nói. Theo nghệ nhân này, nguyên liệu để làm tượng của làng gốm Thanh Hà là đất sét được phù sa bồi đắp trên sông Thu Bồn. |
![]() |
Để tạo hình khuôn mặt, anh phải tìm tòi trên mạng và xem nhiều hình ảnh để dễ hình dung rồi tạc sao cho giống "Chúa sơn lâm" nhất. Những bức tượng hổ đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì. |
![]() |
"Với tôi khó nhất là tạo hình khuôn mặt. Từ miệng, nét mặt cần phải liên kết với mắt, mũi, gò má… Tôi rất chú tâm đến những chi tiết này vì nó quan trọng nhất của tác phẩm", anh Hoàng cho hay. |
![]() |
Cũng theo anh Hoàng, thời gian phơi khô là lâu nhất vì phụ thuộc vào thời tiết. Năm nay nắng không nhiều nên việc phơi kéo dài. Sau khi phơi thì đưa vào lò nung. Nghệ nhân phải nung sao cho vừa tới, không thì sẽ làm vỡ tượng. |
![]() |
Hổ là biểu tượng của sức mạnh, thực lực, uy quyền và tâm linh. Các nghệ nhân mong muốn những linh vật sẽ mang đến nguồn năng lượng may mắn để làng gốm ngày càng đi lên, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. |
![]() |
Hai năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên làng gốm vắng bóng du khách, cuộc sống khó khăn, anh phải làm đủ nghề để có tiền trang trải, duy trì nghề gốm truyền thống. |
![]() |
“Năm vừa qua dịch Covid-19 ảnh hưởng quá nhiều rồi, những chú hổ thể hiện sự mạnh mẽ hy vọng một năm mới khởi sắc hơn. Và điều chắc chắn ai cũng mong muốn là đại dịch nhanh chóng qua đi để cuộc sống có thể trở lại bình thường…”, anh Hoàng nói. Khi những tượng hổ hoàn thành anh sẽ được chuyển đến làng gốm để trưng bày. |
![]() |
Ông Nguyễn Hào - Phó Trưởng Ban quản lý làng gốm Thanh Hà chia sẻ, năm nay du lịch TP Hội An bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên việc kinh doanh của bà con làng gốm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Số nghệ nhân tạc tượng gốm linh vật rất ít, số lượng sản phẩm cũng giảm so với mọi năm. |
![]() |
“Mong rằng sự sáng tạo, thuần nghề của các nghệ nhân sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường Tết nguyên đán năm nay, đồng thời góp phần quảng bá làng nghề truyền thống trăm tuổi nổi tiếng ở địa phương”, ông Hào chia sẻ. |
Hồ Ca
Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn
Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.
Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt
Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.
Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng
Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió
Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.
Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển
Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.
Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê
Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.
Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha
Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...
Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg
Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.
Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng
Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.
Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh
Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.