Ngày 25/3, số mắc Covid-19 Hà Nội giảm còn 10.803 ca, thành phố lên kế hoạch cho học sinh quay lại trường

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 24/3 đến 18h ngày 25/3 ghi nhận 10.803 ca mắc Covid-19 mới trong đó 4.103 ca cộng đồng.

Số ca mắc mới ghi nhận trong ngày phân bố tại 403 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.615); Mê Linh (689); Hai Bà Trưng (689); Hoài Đức (525); Sóc Sơn (495).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 1.241.567 ca. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Trước đó vào sáng cùng ngày, tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong kỳ báo cáo (từ ngày 18 đến 24-3) trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 123.134 ca mắc, 28 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 17.591 ca bệnh/ngày, giảm 39,3% so với kỳ báo cáo trước.

Theo nhận định của Sở Y tế, thành phố Hà Nội đã bước qua đỉnh dịch, tuy nhiên không được phép chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và theo dõi diễn biến trong thời gian tới.

Do số ca mắc F0 trên thực tế vẫn cao, nên Sở Y tế đề nghị các địa phương tập trung vào các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch như kiểm soát chuyển tầng, tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống; đồng thời chủ động thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Hiện nay, thành phố đang quản lý, điều trị cho 264.820 bệnh nhân ở tầng 1 (nhẹ, không triệu chứng), tỷ lệ 99,34%; 1.404 bệnh nhân ở tầng 2 (triệu chứng trung bình), tỷ lệ 0,53%; 345 bệnh nhân ở tầng 3 (nặng, nguy kịch), tỷ lệ 0,13%.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, trong tuần qua số ca mắc F0 trên địa bàn thành phố đã giảm mạnh so với kỳ báo cáo trước. Số bệnh nhân nhẹ không triệu chứng chiếm tỷ lệ 99,34%; bệnh nhân triệu chứng trung bình chiếm tỷ lệ 0,53%; chỉ có 0,13% bệnh nhân là nặng, nguy kịch, số ca tử vong giảm.

"Điều đó cho thấy thành phố đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19", Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đánh giá.

Đối với vấn đề cho học sinh trên địa bàn thành phố đi học trở lại, ông Chử Xuân Dũng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường.

Về việc tổ chức bán trú cho học sinh, Thành phố thống nhất chủ trương, giao Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh.

N. Huyền 

Đau thắt ngực thoáng qua, đi khám hậu Covid-19 phát hiện nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực thoáng qua, đi khám hậu Covid-19 phát hiện nhồi máu cơ tim

Hội chứng hậu Covid-19 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi bị bệnh nhẹ, ở những người trẻ tuổi, không có các yếu tố nguy cơ khác…

Bất ngờ với tác dụng của rau kinh giới, 'kháng sinh tự nhiên' tốt cho F0

Bất ngờ với tác dụng của rau kinh giới, 'kháng sinh tự nhiên' tốt cho F0

Theo các bác sĩ, lá kinh giới còn tốt hơn cả tía tô, là một loại 'kháng sinh tự nhiên' tốt cho da và cơ quan tiêu hoá...

Tầm soát cục máu đông sau Covid-19: Ai mới nên làm?

Tầm soát cục máu đông sau Covid-19: Ai mới nên làm?

PGS Thắng cho rằng chỉ người có nguy cơ đột quỵ như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu… mới cần tầm soát đột quỵ và không cần phải lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đắt tiền.

Lượng nước cần uống mỗi ngày để giảm nguy cơ đột quỵ

Uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày (khoảng 5 cốc) không chỉ ngăn ngừa mà còn có thể giảm nhẹ tình trạng đột quỵ.

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Đang cập nhật dữ liệu !