Ngành nhựa Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ dòng vốn FDI
Trong đó công nghệ ép phun chiếm tỉ lệ cao nhất, công nghệ này được sử dụng để sản xuất các bộ phận nhựa có thành mỏng như thiết bị gia dụng, điện tử gia dụng, bảng điều khiển ô tô… Lĩnh vực đóng gói, ô tô, điện tử và các ngành công nghiệp khác dự kiến sẽ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong giai đoạn này.
Có thể thấy rằng thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn khi các thương hiệu hàng đầu như Foxconn, Samsung cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng trong ngành ô tô đã đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Tiềm năng nói trên là cơ sở để có tới 180 doanh nghiệp từ 10 quốc gia trên thế giới cùng đăng ký tham gia Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì Hà Nội (Hanoi Plas Print Pack) lần thứ 10, Triển lãm sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội từ ngày 24-27/4/2019. Trong số đó, có các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan,…
Theo đơn vị tổ chức, so với triển lãm lần thứ 9 (2 năm tổ chức một lần), số lượng đơn vị tham gia tăng 50% nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của thị trường phía Bắc. Sự tăng trưởng này phản ánh dự báo đầy hứa hẹn tại thị trường Việt Nam.
Hanoi Plast Print Pack 2019 tích hợp gần như tất cả dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực nguyên liệu thô, thiết bị đóng gói, in ấn,...
Bên lề Triển lãm là Hội thảo chuyên đề “Ngành nhựa Việt Nam-Công nghiệp đóng gói: cơ hội lớn từ CMCN 4.0” diễn ra vào ngày 24/4. Hội thảo thu hút diễn giả là lãnh đạo đầu ngành thảo luận định hướng phát triển công nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0, các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hội thảo sẽ giúp các bên tham gia hiểu rõ hơn về thị trường nhựa hiện tại của Việt Nam.