Ngân sách quốc phòng Trung Quốc tiếp tục tăng "phi mã"
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch chi tiêu cho lực lượng quân đội 2,3 triệu quân của nước này tại buổi khai mạc kì họp quốc hội thường niên của nước này ngày.
Quyết định này cho thấy ngân sách quốc phòng Trung Quốc tiếp tục tăng với tốc độ 2 con số trong 2 thập kỷ qua. Một phần ngân sách quốc phòng năm 2014 sẽ được chi tiêu vào việc củng cố năng lực phòng vệ bờ biển, biên giới và phòng không đồng thời chi cho các chương trình chế tạo các vũ khí công nghệ cao.
Tàu sân bay Liêu Ninh, biểu tượng cho sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc. |
“Chúng ta sẽ củng cố toàn diện bản chất cách mạng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, hiện đại hóa quân đôi và nâng cấp năng lực chiến đấu, tiếp tục nâng cao năng lực phòng ngừa và chiến đấu trong thời đại thông tin”, Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trong buổi khai mạc.
Hiện chi tiêu quân sự của Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Với ngân sách quốc phòng lớn, Bắc Kinh có thể xây dựng một lực lượng quân đội hiện đại, thể hiện sức mạnh tại các biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tuy nhiên, nhiều khoản chi quân sự của Trung Quốc nằm ngoài ngân sách và theo ước tính của nhiều chuyên gia quân sự chi tiêu thực sự của quân đội nước này đã đạt gần 200 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài khóa 2014 là 526,8 tỷ USD.
Vào thời điểm Washington tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo chiến lược “Trục châu Á”, Trung Quốc đang chế tạo thêm tàu ngầm, tàu chiến và tên lửa chống tàu mới. Bắc Kinh cũng đã thử nghiệm các công nghệ mới nhằm tiêu diệt tên lửa của kẻ thù ở trên không.
Năm 2011, Trung Quốc tiến hành chuyến bay thử đầu tiên máy bay chiến đấu tàng hình và đã đưa tàu sân bay đầu tiên của nước này vào hoạt động.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng sẽ phải mất vài thập kỷ nữa quân đội Trung Quốc mới theo kịp các lực lượng vũ trang Mỹ.
Hôm qua (4/3), David Helvey, trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về khu vực Đông Á , khẳng định Lầu Năm Góc đang tìm cách xây dựng một mối quan hệ “lành mạnh” với quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung Quốc cần phải minh bạch hơn về kế hoạch xây dựng quân đội của nước này.