Nga phản ứng thế nào về nghị quyết của EP dừng Dòng chảy phương Bắc 2?
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Zakharova |
Trước đó, EP đã thông qua nghị quyết phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2, cho rằng dự án này đe dọa an ninh năng lượng châu Âu, đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của Ukraine trong hệ thống cung cấp năng lượng cho châu Âu.
Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Quốc hội Liên bang Đức, ông Norbert Rottgen cũng đã kêu gọi Berlin cân nhắc lại lập trường đối với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, mà theo ông dự án này mang hàm ý "địa chính trị mạnh mẽ".
"Quốc hội châu Âu có tâm trạng bài Nga rất mạnh mẽ, vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét vấn đề liên quan đến việc đánh giá thực thi thỏa thuận liên kết giữa EU và Ukraine, họ thể hiện thái độ tiêu cực đối với dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2. Điều này là bằng chứng cho thấy các đại biểu EU không hiểu gì về lợi ích của châu Âu trong lĩnh vực an ninh năng lượng", ông Grivach nói, đồng thời nhấn mạnh: "Nghị quyết này không có ảnh hưởng thực tế đến dự án".
Ngay sau khi Nghị viện châu Âu (EP) thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết của EP.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, bà Zakharova nhấn mạnh, việc châu Âu - nơi đang rất cần nguồn cung năng lượng - phản đối hợp tác năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và hình thức hợp tác năng lượng là sự điên rồ.
Trong khi đó, Điện Kremlin coi nghị quyết này của EP là ví dụ điển hình của sự “cạnh tranh không lành mạnh”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng âm mưu nhằm làm suy yếu dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là một ví dụ minh chứng cho sự cạnh tranh không công bằng.
Nga nhiều lần khẳng định dự án Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ là dự án thương mại, nhấn mạnh hoạt động trung chuyển khí đốt từ Nga tới EU qua Ukraine sẽ không bị chấm dứt. Thủ tướng Đức Angela Merkel nêu rõ, Berlin xem Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án thương mại, song cũng khẳng định cần phải làm rõ vai trò của Ukraine trong tương lai với tư cách là tuyến đường trung chuyển khí đốt.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 |
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ukraine, Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".