Nga - Indonesia lao đao tìm cách "thoát hiểm" vụ Su-35 dưới sức ép của Mỹ
Tờ Kommersant dẫn nguồn tin từ 2 quản lý hàng đầu trong ngành quốc phòng Nga và một nguồn tin thân cận với điện Kremlin cho hay, Washington không hề đưa ra lời đảm bảo rằng sẽ không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Jakarta khi chiểu theo "Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua áp đặt lệnh trừng phạt" (CAATSA) mà lâu nay Mỹ thi hành với Nga.
Nga - Indonesia lao đao vì Mỹ chặn đường bán siêu tiêm kích Su-35. |
Tuy nhiên, Nga và Indonesia có kế hoạch sử dụng khoản vay từ một ngân hàng thương mại của Nga để tiến hành bản hợp đồng mua bán S-35. Nhưng thực tế, chưa có ngân hàng nào sẵn lòng tham gia thương vụ mua bán vũ khí này do lo ngại phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ trước cáo buộc có quan hệ với nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Nga là Rosoboronexport.
“Tình hình hiện không thuận lợi nhưng cũng không phải là quá nghiêm trọng. Chúng tôi vẫn duy trì bản hợp đồng với đối tác Indonesia và chúng tôi đang tìm cách để giải quyết những vấn đề vướng mắc”, Kommersant dẫn lời một nguồn tin.
Hồi tháng Tám, chia sẻ với Sputnik, đại sứ Indonesia tại Nga Mohamad Wahid Supriyadi cho biết Jakarta kỳ vọng sớm tiếp nhận chiếc Su-35 Flanker-E fighter đầu tiên của Nga theo bản hợp đồng song phương được hai nước ký kết hồi tháng 10 năm ngoái. Tới tháng Chín, ông Supriyadi cho biết thêm Nga sẽ chuyển giao chiếc Su-35 đầu tiên vào tháng 10/2019.
Trước đó, hồi tháng Sáu, đại sứ Supriyadi cho hay Indonesia đã ký bản hợp đồng mua 11 máy bay Su-35 của Nga và xem đây là thương vụ “rất lớn”.
Còn theo Bộ Thương mại Indonesia, bản hợp đồng mua bán Su-35 trị giá 1.154 tỷ USD đổi lại Nga sẽ mua số hàng hóa của Indonesia có giá trị là 570 tỷ USD.