Nếu Nga “cắt” trung chuyển khí đốt, Ukraine sẽ lãnh hậu quả như thế nào?
Nếu Nga “cắt” trung chuyển khí đốt, Ukraine sẽ lãnh hậu quả như thế nào? |
Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình NewsOne của Ukraine, đại biểu Quốc hội nước này, ông Vadim Rabinovich dự đoán, nếu Nga hoàn thành hợp đồng vận chuyển khí đốt tới châu Âu thì nền kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ.
Theo ông, trong trường hợp mất đi quá cảnh khí đốt của Nga, Kiev sẽ phải trả khoản một tiền khổng lồ cho việc duy trì đường ống dẫn khí không còn hoạt động.
"Ngày 1/1/2020, hợp đồng với Nga về việc cung cấp và đảm bảo khối lượng khí đốt sẽ kết thúc. Để duy trì cho một đường ống bỏ không, chúng tôi cần 3 tỷ USD mỗi năm. Hiện giờ chưa có hợp đồng mới nào được ký kết. Vậy thì chúng tôi sẽ còn lại gì?" Chính trị gia phàn nàn.
Nếu Nga “cắt” trung chuyển khí đốt, Ukraine sẽ lãnh hậu quả như thế nào? |
Vấn đề quá cảnh
Các cuộc tham vấn ba bên giữa Nga, Ukraine và Ủy ban châu Âu về việc vận chuyển khí đốt sau năm 2019 đã được tổ chức tại Brussels vào tuần trước.
EC đã đệ trình đề xuất về định dạng hợp đồng tương lai giữa Nga và Ukraine như sau: các bên cần ký hợp đồng với thời hạn hơn mười năm và khối lượng cần phải hấp dẫn hơn nữa, bao gồm cả việc mời các nhà đầu tư để hiện đại hóa hệ thống đường ống dẫn khí Ukraine.
Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng hợp đồng nên hấp dẫn về mặt thương mại và phải có tính cạnh tranh. Ngoài ra, Ukraine phải đệ trình một kế hoạch quản lý rõ ràng cho hệ thống đường ống của mình, bên cạnh đó Gazprom và Naftogaz cần giải quyết triệt để các vấn đề tư pháp.
Được biết, các bên đã đồng thuận tiếp tục thảo luận vấn đề này vào tháng 5/2019.
Tuy nhiên, thứ Sáu tuần trước (25/1), Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp Than của Ukraine, Natalya Boyko tuyên bố, Moscow sẽ buộc phải ký với Kiev hợp đồng mới vận chuyển khí đốt cho châu Âu vì sẽ không có thời gian để hoàn thành các đường ống của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) vào cuối năm nay.