Nếu không có DN FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển!

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, và ông khẳng định rằng, ngành CN phụ trợ sẽ không được khắc phục nếu không có sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI.

Trong gần 30 năm qua kể từ khi Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp to lớn cho Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ví họ là những “công binh mở đường” cho kinh tế Việt Nam, không những đóng góp cho kinh tế mà còn đóng góp nhiều cho an sinh xã hội, như những con ong làm mật và thụ phấn cho các loài hoa.

Trong buổi đối thoại chính sách đầu tư 2016 diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, doanh nghiệp FDI vẫn là thành phần kinh tế quan trọng của đất nước, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút FDI để các doanh nghiệp FDI coi Việt Nam như ngôi nhà của mình. Những năm qua, hình ảnh doanh nghiệp FDI có thể chưa được đẹp khi một số doanh nghiệp hủy hoại môi trường, chuyển giá, suất đầu tư lớn ảnh hưởng đến việc thu thuế, diện tích đất quá nhiều, nặng về gia công, dự án chậm triển khai… tuy nhiên đó chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh". Vấn đề là hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa chặt chẽ đã dẫn đến một số doanh nghiệp thực hiện thiếu nghiêm túc, do vậy cần phải có cơ chế chính sách để điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn chỉ ra rằng những yếu kém trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam sẽ không được khắc phục nếu không có sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI. Ông cũng cho rằng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển nếu không có sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp FDI.

Nếu không có DN FDI, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam rất khó phát triển! - ảnh 1

Công nghiệp phụ trợ có 3 cấp: cấp cao nhất là đòi hỏi trình độ công nghệ nhất định, thường nằm ở các tập đoàn lớn, có trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển), ở cấp độ này chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam không tham gia được. Cấp thứ hai là cuộc chơi giữa các doanh nghiệp với công nghệ đã được hình thành bởi các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Việt Nam cũng không tham gia nổi vì không có vốn và công nghệ. Cấp thứ ba, cũng là cấp thấp nhất không ảnh hưởng gì đến sản phẩm của doanh nghiệp mà chỉ cần cung cấp nhanh và rẻ, nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể cạnh tranh được ở phân khúc này với doanh nghiệp Trung Quốc.

Như vậy, cả 3 cấp công nghiệp phụ trợ, Việt Nam đều đứng ngoài do thiếu vốn, thiếu công nghệ, điều này cho thấy sự bế tắc của các doanh nghiệp Việt Nam với bài toán con gà – quả trứng điển hình. Các doanh nghiệp FDI đều nói rằng muốn hỗ trợ nhưng doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại nói rằng họ không dám đầu tư khi không có vốn, không có công nghệ và quan trọng là không biết sản phẩm làm ra sẽ cung cấp cho ai.

“Tôi mong muốn các doanh nghiệp FDI chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam, hợp tác, bổ sung và hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam để cùng nhau có lợi, lúc ấy mới nói công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển, nếu không thì muôn đời công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng không phát triển được,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đồng hành được với các doanh nghiệp FDI là tốt nhất, chứ không phải hạn chế doanh nghiệp nước ngoài để doanh nghiệp Việt Nam tiến lên”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, dù các nhà đầu tư nước ngoài có vào Việt Nam theo hình thức đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp, hay thông qua con đường M&A thì Việt Nam cũng luôn trân trọng, nhưng dù là mô hình nào thì các nhà đầu tư nước ngoài hãy đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam, để cùng nhau đóng góp chung cho nền kinh tế.

Theo Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, 6 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng vốn FDI thực hiện đạt 17,5% và đạt mức tăng trưởng về chất, FDI cũng đóng góp 72% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, xuất siêu của khu vực này bù đắp cho nhập siêu của khu vực trong nước, đóng góp 20% thu ngân sách và 20% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Khu vực FDI hiện đang sử dụng 3,5 triệu lao động của Việt Nam, trong đó có những doanh nghiệp sử dụng lao động có trình độ công nghệ cao. Không chỉ có những đóng góp quan trọng về kinh tế, doanh nghiệp FDI còn tạo ra thế mạnh của Việt Nam trong hội nhập, nếu không dẫn đầu khu vực ASEAN trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ, rất có thể Việt Nam đã không phải là một trong 12 nước khởi xướng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Nguyễn Tuân

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.