NATO, Nga, Trung Quốc mong chờ những thay đổi nào dưới thời Donald Trump?

Ria Novosti dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Moscow John Tefft cho biết, dưới chính quyền mới, Nga vẫn sẽ là một trong bốn quân át chủ bài trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các quân át còn lại là Trung Quốc, thương mại và NATO.

Như vậy, với tính cách đặc biệt của Donald Trump, lợi ích kinh tế của Mỹ và chiến lược dài hạn "răn đe mở rộng" không cho phép vị Tổng thống Mỹ đời thứ 45 thay đổi đáng kể các nền tảng quân sự - chính trị đã tạo nên sức mạnh Mỹ.

NATO, Nga, Trung Quốc mong chờ những thay đổi nào dưới thời Donald Trump? - ảnh 1

Ông Donald Trump chính thức được bầu làm Tổng thống Mỹ

Cũng theo Ria Novosti, các nước lớn có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị, mà để thay đổi trong chiến lược, cần phải có thời gian. Do đó, với tân Tổng thống đến từ đảng Cộng hòa Donald Trump, trong những năm tới, Lầu Năm Góc và NATO không có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách và thu hẹp các chương trình.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần phát biểu về mối quan hệ với Nga: "Tôi luôn cho rằng, Nga cùng với Mỹ sẽ có thể đánh bại chủ nghĩa khủng bố và khôi phục hòa bình. Chúng tôi cũng có thể giao thương với nhau, chưa kể đến những lợi ích khác xuất phát từ việc tôn trọng lẫn nhau". Và sau đó: "Tôi thậm chí không thể hình dung ra tôi cần gì hơn nữa ở một nước Nga thân thiện, chứ không như bây giờ".

Mỹ có các công cụ tài chính nhằm gây áp lực mà không cần sử dụng vũ trang. Tuy nhiên, những khẩu hiệu trước bầu cử không phải lúc nào trở thành quyết sách của nhà nước.

Nhật báo Pháp Le Figaro dự đoán: "Ông Trump sẽ ngồi chung với ông Putin trên bàn đàm phán, nhưng không cho phép người ta dắt mũi mình". Tờ báo cho biết, ông Trump say mê lịch sử quân sự, ông có khả năng tạo ra "một chiến lược ngắn hạn", nhưng dù sao người đàn ông này "chưa biết có làm nên bước nhảy vọt hay không". Điều này phần lớn phụ thuộc vào những người trong đội của ông, mà không phải tất cả họ đều chia sẻ ý tưởng của Donald Trump về một thế giới không có chiến tranh.

Ngày 8/11 tại Mỹ đã diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Thượng viện và Hạ viện. Trung tâm hình thành pháp luật và các quyết sách của chính phủ này cũng không nằm ngoài sự toan tính. Kể từ năm 2014, đảng viên Cộng hòa chiếm đa số tại cả hai nghị viện.

Tuy nhiên, có thể có hay không những điều chỉnh trong hệ thống an ninh Mỹ và châu Âu?

Lầu Năm Góc và NATO

Hệ thống quản lý nhà nước của Mỹ sẽ không suy giảm dưới sự cầm quyền của một cá nhân. Và trong đó, đối tượng dễ bị thay đổi đường hướng nhất là các cơ quan sức mạnh và cơ quan tình báo.

Sự phát triển các lực lượng vũ trang, việc xây dựng và thực thi các chiến lược được xác định trên cơ sở kinh tế, phục vụ lợi ích kinh tế của quốc gia. Do đó, Lầu Năm Góc và NATO sẽ vẫn là những công cụ ưu tiên của Mỹ. Ngay cả khi vị Tổng thống đời thứ 45 của Mỹ rất mong muốn thì Chiến lược Quân sự Quốc gia đối đầu với Nga sẽ không dễ dàng thay đổi.

Trong một bài phát biểu trước cuộc bầu cử, ứng viên Tổng thống từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton đã vạch ra bốn nền tảng của sức mạnh Mỹ, đó là: quân đội, các khối quân sự, kinh tế, giá trị.

Đến lượt mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thay đổi thứ tự của các từ trong câu, nhưng không thay đổi bốn nền tảng đã nhắc ở trên. Hơn nữa, địa vị đứng đầu của Mỹ ở châu Âu đang bị lung lay, Nga và Trung Quốc đang tập trung sức mạnh, Trung Đông đang sôi sục, Triều Tiên tăng cường khả năng hạt nhân, châu Phi và Bắc Cực đang quấy nhiễu.

Bất chấp cuộc khủng hoảng quân sự - chính trị đặc biệt ở Mỹ và thái độ hoài nghi trước bầu cử của Donald Trump về hệ thống "lỗi thời" của NATO, có thể giả định rằng, Nhà Trắng là nơi cuối cùng trên hành tinh, mà người ta có thể ấp ủ kế hoạch về việc giải tán liên minh - "hòn đá tảng của nền an ninh thế giới".

NATO, Nga, Trung Quốc mong chờ những thay đổi nào dưới thời Donald Trump? - ảnh 2

Tổng thống Nga Putin

Châu Âu và Trung Đông

Quan hệ giữa Nga, Mỹ và một số nước NATO xấu đi trong giai đoạn mở rộng liên minh về phía Đông. Việc thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Nga, cùng nhau chiến đấu với quân khủng bố ở Trung Đông và duy trì quân đội NATO ở biên giới Nga - là điều phi thực tế. Giờ đây, liệu có thể xoay chuyển tình hình quân sự - chính trị ở châu Âu hay không?

Tạp chí Time của Mỹ viết: "Chúng ta không nên dùng đến sự can thiệp quân sự trên toàn thế giới, nếu không sẽ xảy ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh Mỹ... Việc bố trí 80.000 binh sĩ trên 350 khu vực ở châu Âu không hề có mối liên hệ trực tiếp nào đến sự đảm bảo an ninh vật lý cho người dân Mỹ".

Thật vậy, Mỹ được bảo vệ tốt bởi hai đại dương và kho vũ khí hạt nhân, việc mở rộng NATO ở châu Âu phá vỡ sự ổn định trong khu vực, các căn cứ quân sự của Mỹ đã lạc hậu về công nghệ (có thể nhanh chóng đánh bại quân đội từ khoảng cách xa trực tiếp từ Mỹ) và làm cho người dân châu Âu thất vọng. Dường như, đang có tất cả các điều kiện tiên quyết để cắt giảm các căn cứ quân sự và vũ khí.

Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng Mỹ sẽ nắm lấy cơ hội, Washington sẽ không bỏ lại các đồng minh trong liên minh Bắc Đại Tây Dương và các thương vụ buôn bán vũ khí Mỹ cho các đồng minh châu Âu sẽ trở nên phát đạt.

Trung Đông cũng không kém phần quan trọng đối với Mỹ, mà trong nhiều thập kỷ tại đây đã tiến hành kinh doanh dầu mỏ và điều chỉnh "các chế độ độc tài". Không thể đơn giản mà đến lấy và mang đi, mà cần có quân đội - ở Trung Đông, các thương lái phi vũ trang không được coi trọng.

Mỹ và Nga đã hợp tác thành công trên một thỏa thuận về hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Quyền lợi của Washington và Moscow ở Syria không giống nhau. Ông Donald Trump cho rằng, Trung Đông sẽ yên bình hơn nều còn Gaddafi và Hussein, còn các cuộc không kích của Nga tại Syria là hữu ích, ông cần gỡ rối mâu thuẫn về chính sách đối ngoại của khu vực trong cuộc đối đầu với Nga.

NATO, Nga, Trung Quốc mong chờ những thay đổi nào dưới thời Donald Trump? - ảnh 3

Ông Donald Trump chính thức được bầu làm Tổng thống Mỹ

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á

Liệu Washington có thể hạn chế lợi ích và sự hiện diện quân sự - chính trị của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) và Đông Nam Á (ASEAN) hay không? Các cuộc tập trận chung thường xuyên giữa Lầu Năm Góc với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này.

Không thể khác được, bởi vì chỉ riêng tại thềm lục địa Biển Đông, theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, có dự trữ tập trung 5,4 tỷ thùng dầu và 55,1 nghìn tỷ mét khối khí đốt. Thông qua kênh liên lạc trên Biển Đông, 75% nguồn cung cấp dầu thô của Trung Đông đi vào APAC, khối lượng "thương mại hàng hải" tại khu vực hàng năm ước đạt 5 nghìn tỷ USD, trong đó 1,2 nghìn tỷ USD là giao thương với Mỹ.

Nếu đường hướng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ ở Biển Đông và các nước châu Á không thay đổi thì người Mỹ có thể xen vào cuộc chiến bằng cách đảm bảo an ninh cho Đài Loan, Nhật Bản và Philippines. Ở đây, điều quan trọng không phải là thực hiện bất kỳ hành động đột ngột nào, mà việc duy trì hệ thống bất ổn như hiện tại hoàn toàn có thể làm được.

Nhưng việc bố trí các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Hàn Quốc có nhiều khả năng sẽ dẫn đến những xung đột nghiêm trọng với Triều Tiên và Trung Quốc. Trên mặt trận này của ông Trump, địa chính trị và vấn đề nan giải ở phía Đông vẫn đang chờ lời giải đáp.

Trước đây, Tiến sĩ khoa học địa chính trị thuộc trường Đại học Paris-8 (Université Paris-VIII) Pierre Picard cho biết: "Đường hướng của ông Trump sẽ kết thúc những thỏa thuận với các cường quốc khác, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, và đàm phán với nhà lãnh đạo các nước này nhằm chia sẻ vai trò địa chính trị với nhau, cũng như làm yên lòng người dân Mỹ với cán cân thế giới mới. Trong tình hình chính sách như vậy sẽ ít có nguy cơ xảy ra xung đột hơn".

Mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Một lần, Donald Trump đã đề nghị Nhật Bản và Hàn Quốc mua vũ khí hạt nhân cho riêng mình, nghĩa là tự quyết định tất cả các vấn đề quốc phòng phức tạp. Nếu như ở Thái Bình Dương, Mỹ sẽ lùi lại một bước, còn các đồng minh của Mỹ tiến một bước thì sẽ bắt đầu một cuộc chạy đua vũ khí thông thường và hạt nhân, điều này sẽ chỉ làm gia tăng sự hỗn loạn trong khu vực. Có thể, sẽ phá hủy hệ thống an ninh ở Đông Á. Tình hình địa chính trị hiện nay như là "tiến thoái lưỡng nan".

Như vậy, với tính cách đặc biệt của Donald Trump, lợi ích kinh tế của Mỹ và chiến lược dài hạn "răn đe mở rộng" không cho phép vị Tổng thống Mỹ đời thứ 45 thay đổi đáng kể các nền tảng quân sự - chính trị đã tạo nên sức mạnh Mỹ.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !