NASA hoãn phóng tàu vũ trụ, vậy chuyện gì đã xảy ra thắp sáng bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ?
Tối ngày 27/5 cư dân ở miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện vật thể lạ phát sáng ngoạn mục trên bầu trời trước khi gây ra tiếng nổ sấm sét.
Phi hành gia NASA chia sẻ hình ảnh bữa ăn cuối cùng ở Trái đất trước khi bay vào vũ trụ
Phi hành gia Colonel Douglas Hurley đã chia sẻ hình ảnh bữa ăn gồm thịt bò và trứng trước giờ thực hiện sứ mệnh bay vào vũ trụ.
Video ghi lại cảnh tượng ngoạn mục trên bầu trời khu vực phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ khi vật thể lạ phát sáng kèm tiếng nổ sấm sét lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
Theo tờ SA, cư dân ở những tỉnh như Artvin, Erzurum, Sivas, Tuncel và Ardahan, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến cảnh tượng lạ.
Vật thể phát sáng một góc trời trước khi nổ từ độ cao đáng kể mà người dân địa phương nghi ngờ đó là quả cầu lửa.
Quả cầu lửa thắp sáng bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ? |
Các quan chức vẫn đang tiến hành kiểm tra nhưng chưa đưa ra kết luận kết cuối cùng liệu đó có phải là một thiên thạch hay một trận mưa sao băng.
Trước đó, hôm 22/5, nhiều người dân tại Victoria và miền bắc Tasmania, Australia trông thấy vật thể lạ lao qua bầu trời rất sáng nhưng chuyển động tương đối chậm. Người ta nghi ngờ là sao băng, quả cầu lửa hay UFO nhưng kết quả cuối cùng lại là rác vũ trụ.
Một bộ phận của tàu vũ trụ Soyuz-2-1b của Nga rơi trở lại khí quyển sau khi đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Trong khi đó, NASA lên kế hoạch thực hiện chuyến bay Demo-2 sẽ đưa hai phi hành gia người Mỹ lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX, xuất phát từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida tối 27/5 theo giờ địa phương. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, NASA đã tuyên bố hủy vào phút chót và chuyển qua ngày 30/5.
Theo các chuyên gia, những hình ảnh trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn tương thích khi những tảng đá không gian không may xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất rồi phát nổ.
Người ta ước tính rằng hàng triệu thiên thạch và đá không gian rơi vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi ngày. Hầu hết trong số này có kích thước nhỏ, cỡ hạt đậu và bị đốt cháy trong bầu khí quyển trước khi gây họa cho Trái Đất.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều những thiên thạch lớn hơn xuất hiện và các đài thiên văn vẫn hàng ngày theo dõi ở khắp nơi trên hành tinh.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, kể từ năm 1988, có đến 822 vụ việc liên quan đến quả cầu lửa, trung bình khoảng 25 vụ mỗi năm và phân tán khá ngẫu nhiên trên toàn cầu.
Vì phần lớn bề mặt Trái đất là nước, khoảng 71%, do vậy đây cũng là nơi hầu hết các thiên thạch rơi xuống sau khi nổ tung.
Thanh Nga