Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nhờ những chính sách hợp lý, sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất kịp thời, chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng được cải thiện, tiệm cận dần với chất lượng chung của cả nước.

Giáo dục vùng DTTS, miền núi chuyển biến đáng kể

Bằng các chương trình, dự án của Nhà nước kết hợp với sự đầu tư của các địa phương, nhiều cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi đã được xây dựng khang trang, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Tỷ lệ trường học, phòng học kiên cố ngày càng tăng, góp phần ổn định và phát triển quy mô giáo dục. Diện mạo cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được thay đổi.

Đến nay, đã xóa bỏ được phần lớn phòng học 3 ca, phòng học tạm các loại; tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh được ngồi học trong các phòng học kiên cố và giải quyết điều kiện chỗ ở cho hàng vạn giáo viên (đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long).

Thời gian qua, Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho các trường PTDTNT với tổng mức vốn là 641,707 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển trung ương là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng); Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường PTDTBT và các trường/điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương và địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình. Tổng vốn thực hiện là 4.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương là 3.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 1.000 tỷ đồng (Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT).

Các chính sách hỗ trợ nói trên đã góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất, cải thiện được cuộc sống đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giúp nhà giáo, cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có thể nói, sau thời gian triển khai, hệ thống chính sách đã có tác động sâu sắc và rõ nét đối với thực trạng giáo dục cho đồng bào DTTS Sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi đã có những chuyển biến đáng kể: hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông hằng năm tăng rõ rệt. Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường  phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học) ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Chế độ cử tuyển đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sư bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

{keywords}
Chất lượng giáo dục vùng dân tộc ngày càng được cải thiện. Ảnh: Thu Hiền

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn 3595/VPCP-KGVX về việc thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng khó khăn. Công văn nêu rõ, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùn DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016 -2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến như sau: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh nhiệm vụ của Chương trình (với các tỉnh có nhu cầu) theo bướng tăng số trường được thụ hưởng để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế tại địa phương và các hướng dẫn liên quan, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu của Chương trình nhưng không làm tăng kinh phí.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục & Đào tạo , UBND các tỉnh tham gia Chương trình để xem xét bố trí các nguồn vốn thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình.

Được biết, Chương trình Mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 nhằm mục tiêu tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đồng thời, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu ở nội trú; sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Tham gia Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 hiện có 39 tỉnh thành như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu….

 Thu Hiền

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !