Nam thanh niên sốt 39 độ chết tức tưởi, người nhà kéo đến bệnh viện phản ứng

Sau cái chết quá đột ngột của nam thanh niên 24 tuổi ở Quảng Nam, người nhà mặc áo tang kéo lên Trung tâm Y tế huyện để phản ứng, bày tỏ bức xúc.

Người nhà của anh Thuận mặc áo tang kéo lên TTYT huyện phản ứng.

Trước đó, tài khoản facebook “Thoa Truong” đăng tải lên mạng xã hội nói rằng Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã tắc trách, khiến người thân trong gia đình là anh Phan Văn Thuận (24 tuổi, thôn Trung Yên, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn) chết tức tưởi. 

Theo nội dung đăng tải, chiều 6/11, anh Thuận bị sốt 39 độ và được đưa vào TTYT huyện Nông Sơn điều trị. Lúc vào anh Thuận vẫn còn nằm bấm điện thoại và được bác sĩ khám, truyền nước. Tuy nhiên, sau đó anh Thuận bất ngờ bị “sốc tim”. Khoảng nửa tiếng tiến hành các biện pháp cấp cứu, anh Thuận được chuyển lên bệnh viện tuyến trên nhưng không qua khỏi. Bức xúc, chiều 7/11, người nhà của anh Thuận mặc áo tang kéo lên TTYT huyện phản ứng.

Người thân của anh Thuận bày tỏ bức xúc trên mạng xã hội

Người nhà cho rằng, anh Thuận bị bệnh tim bẩm sinh, từng phẫu thuật lúc 7 tuổi, song khi vào TTYT huyện Nông Sơn, các bác sĩ không hỏi bệnh nhân có tiền sử bệnh gì hay không. Chỉ sau khi anh Thuận mất, người nhà đến hỏi nguyên nhân thì bệnh viện mới hỏi lại và “ghi thêm vào bệnh án”. Trước đó, các bác sĩ nói anh Thuận bị sốt xuất huyết nhưng sau đó lại “sửa bệnh án” là bị viêm nội tâm mạc.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời báo chí, bác sĩ Nguyễn Ngọc Châu (Giám đốc TTYT huyện Nông Sơn) cho biết, anh Thuận vào TTYT huyện vào chiều 6/11, trong tình trạng bị sốt 39 độ, tức ngực. Các y bác sĩ đã cho làm tất cả các xét nghiệm, chẩn đoán sơ bộ ban đầu là “theo dõi viêm nội tâm mạc” (bệnh liên quan đến tim mạch - PV). Sau đó tiến hành cho hạ nhiệt, chuyền dịch, nhưng bệnh nhân đột tử bất ngờ.

“Sau đó 5 phút thì bệnh nhân tự bị đột tử nhưng người nhà cứ nghĩ do truyền dịch bị sốc thuốc. Khi bệnh nhân trụy tim mạch, trụy tuần hoàn, chúng tôi buộc phải tăng khối lượng tuần hoàn bằng cách xả dịch, đặt nội khí quản…, làm tất cả các biện pháp hồi sức. Đến 18 giờ 15 phút cùng ngày, chúng tôi cho chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Xuống dưới đó tiếp tục hồi sức, chẩn đoán bị đột quỵ. Bệnh nhân này có tiền sử bệnh tim mạch” – bác sĩ Châu nói và khẳng định, không hề có chuyện sửa bệnh án.

Cũng theo bác sĩ Châu, người nhà lầm tưởng anh Thuận bị sốt xuất huyết nhưng không phải. “Người nhà phản ứng là đúng vì một thanh niên 24 tuổi, đang khỏe mạnh nhưng bị đột tử thì họ phản ứng, ngành y chúng tôi rất thông cảm. Riêng về mặt tinh thần, thái độ phục vụ thì TTYT không hề có sự tắc trách”, bác sĩ Châu khẳng định một lần nữa.

Sơn Tùng

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !