Năm đầu tiên “đầy may mắn” của các lãnh đạo mới Trung Quốc

Trong năm đầu tiên tại vị, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, đã hoàn thành nhiệm vụ của mình không chỉ bằng khả năng của mình mà còn với ít nhiều sự may mắn.
Năm đầu tiên “đầy may mắn” của các lãnh đạo mới Trung Quốc - ảnh 1
Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 18, diễn ra vào tháng 11/2012

Nền kinh tế Trung Quốc trong một năm qua đang có dấu hiệu phục hồi. Một chương trình chống tham nhũng đã phát huy hiệu quả, với hàng loạt các quan chức cấp cao đã bị đưa ra ánh sáng. Trung Quốc cũng đạt được nhiều tiến bộ trong các mối quan hệ với nước ngoài, như đạt được sự tôn trọng từ các cường quốc như Mỹ và có một “cuộc tái tấn công đầy quyến rũ” với các quốc gia Đông Nam Á.

Theo các nhà phân tích, những điều đó cho thấy năm đầu tiên lãnh đạo quốc gia của Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường khá thuận lợi. Cũng theo các nhà phân tích, những hoạt động của họ kể từ tháng 10/2012 đã tăng cường thêm cơ sở quyền lực và khả năng để thúc đẩy chương trình nghị sự tại Hội nghị Trung ương Đảng Trung Quốc lần thứ 3 sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tới đây.

Những thuận lợi của năm đầu tiên cũng đã giúp họ nắm quyền trên một cơ sở vững chắc hơn so với những người tiền nhiệm đã làm.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra hồi tháng 11/2012, ông Tập đã được trao cả hai dây cương của Đảng Cộng sản và Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc. Ông Lý cũng đã được nâng cấp bậc lãnh đạo lên thành Thủ tướng Trung Quốc.  

“Cả ông Tập và ông Lý đã lãnh đạo đất nước khá tốt trong năm đầu tiền”, nhà phân tích Wang Zhengxu thuộc Đại học Nottingham nhận định, “Việc chuyển giao quyền lực giữa các thế hệ đã hoàn chỉnh và rõ ràng hơn, vì thế ông Tập và ông Lý có quyền kiểm soát nhiều hơn về những gì họ đã vượt qua”.

Tuy vậy, phần nào những bước thuận lợi trong năm đầu tiên của thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốc có lẽ nhờ vào may mắn.

Trong khi chính quyền Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo đã phải trải qua thử thách lãnh đạo đầu tiên bằng đại dịch SARS đã giết chết 349 người ở Trung Quốc, ông Tập và ông Lý đã không hề gặp bất cứ khó khăn nào tương tự.

Trong những tháng đầu tiên nắm chính quyền, họ đã đi theo bước chân của những người tiền nhiệm bằng cách sử dụng quan hệ công chúng để nâng cao hình ảnh của họ trong mắt người dân. Hình ảnh ông Tập đi công du trong một chiếc xe buýt nhỏ thay vì một chiếc xe hơi sang trọng đã lan truyền khắp nơi.

Năm đầu tiên “đầy may mắn” của các lãnh đạo mới Trung Quốc - ảnh 2

Chuyến thăm tới Thâm Quyến trên một chiếc xe buýt của ông Tập Cận Bình được các nhà quan sát nhận định là "mang nhiều sắc thái chính trị".

Ông Lý cũng có động thái tương tự. Ông cho tổ chức một cuộc họp về bệnh AIDS và bắt tay với người bị nhiễm HIV, giống với những gì mà ông Ôn Gia Bảo đã làm như vậy vào tháng 12/2003, khi ông trở thành thủ tướng.

Cũng giống như ông Hồ Cẩm Đào, ông Tập đã tiến hành một chiến dịch thắt lưng buộc bụng để cắt giảm chi tiêu như hạn chế các nghi thức chào đón xa hoa, và phát động một cuộc chiến chống tham nhũng dưới sự cố vấn của chiến lược gia Vương Kỳ Sơn.

Đã có khoảng 10 “con hổ” – quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên – đã bị sa thải do những nghi ngờ tham nhũng. Trong đó, cựu lãnh đạo Ủy ban Hành chính và Giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc Jiang Jiemin (Tưởng Khiết Mẫn) đứng đầu danh sách này.

Phương pháp xử lý sắc sảo của Tập Cận Bình trong vụ bê bối liên quan đến Cựu Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng đã làm gia tăng ảnh hưởng chính trị của ông ở trong nước. Ngôi sao chính trị Bạc Hy Lai đã bị kết án chung thân cho tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

"Ông Tập và ông Lý đã nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ khá mạnh mẽ bằng cách thúc đẩy thông qua các chiến dịch nhằm hạn chế tham nhũng, giảm sự chi tiêu thái quá của chính phủ, chấn chỉnh các bên, và cải thiện phong cách quản trị", chuyên gia phân tích tại Singapore Li Mingjiang nói, "Đây là những thay đổi tích cực đáng chú ý trong chính trường Trung Quốc".

Trong ngoại giao quốc tế, cả hai người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc cũng đã làm “khá ổn”. Ông Tập và ông Lý đã đến thăm 21 quốc gia từ tháng Ba đến tháng Mười năm nay, so với chín chuyến đi trong cùng kỳ của những người tiền nhiệm.

Các quan sát viên cũng nhận định rằng, quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ nói riêng cũng đã được cải thiện. Cụm từ ưa thích của ông Tập khi gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama là câu: “Một hình thức mới của mối quan hệ giữa các cường quốc lớn”, thường được lặp lại trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của họ ở California hồi tháng Sáu. Hội nghị này được xem là một cú lội ngược dòng của Trung Quốc trong việc khiến Mỹ phải xem Bắc Kinh ngang hàng với Washington về mọi mặt.

Và vào tháng trước, trong khi ông Obama bị mắc kẹt phải ở nhà để đối phó với việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có cơ hội “tán tỉnh” các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Bộ đôi quyền lực của Trung Quốc đã "làm yên lòng thành công" các nước ASEAN trong bối cảnh khối đang tỏ ra lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và các tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á.

Trong năm qua, Trung Quốc cũng đã có được một lợi thế trong tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trong nước, Trung Quốc dù đã khá lung lay vào hồi đầu năm 2013, hiện dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện trong quý thứ ba, nhờ một phần lớn vào việc “kích thích các nguồn lực tài chính nhỏ” của ông Lý, bao gồm cả chi tiêu đường sắt và cắt giảm thuế.

Tuy vậy, những thành công mới chỉ là bước đầu, nó có khả năng không kéo dài. Theo giáo sư Patrick Chovanec, chiến lược gia trưởng tại Công ty Quản lý tài sản Silvercrest, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc phần lớn được thúc đẩy bởi đầu cơ bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng – công cụ mà ông Lý từng công khai khẳng định là không bền vững.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng không có nhiều sáng kiến cụ thể trong cải cách kinh tế và tài chính, điển hình trong năm nổi bật nhất chỉ có Hội chợ thương mại tự do Thượng Hải được tổ chức hồi cuối tháng Chín.

Ông Tập cũng thể hiện một lối lãnh đạo theo đường lối chính trị bảo thủ, trong đó, cương quyết dẹp bỏ các “phần tử bướng bỉnh” làm ảnh hưởng đến quyết sách của mình.

Trong những lời khen ngợi dành cho năm đầu tiên của Ông Tập và ông Lý, giáo sư Kerry Brown của Đại học Sydney đưa ra nhận định cho rằng hai ông đã được hỗ trợ bởi sự may mắn.

" Xử lý Bạc Hy Lai là một vấn đề nội bộ khó khăn. Nhưng cho đến nay, các lãnh đạo này đã không có một thử thách nào lớn như SARS. Cũng không có cuộc khủng hoảng ở Tây Tạng hoặc Tân Cương, và không có vấn đề quốc tế nào lớn thực sự. Vì vậy, đã có khá nhiều may mắn trong những tháng đầu tiên", ông nói, "Chúng ta không thể biết phản ứng thực sự của họ sẽ như thế nào nếu một cuộc khủng hoảng không xảy ra".

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !