Năm đầu tiên có dưới 10.000 người chết vì TNGT

Năm 2012, số vụ tai nạn giao thông cả nước giảm 17%, số người chết giảm 14%, số người bị thương giảm 20%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về tai nạn giao thông.
Năm đầu tiên có dưới 10.000 người chết vì TNGT - ảnh 1
Theo báo cáo tại TP.HCM, trong năm qua chỉ có 2 vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút, giảm 90% so với năm 2011 - Ảnh Duy Nguyên

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến “Tổng kết Năm an toàn giao thông năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013” sáng nay (3/1).

Năm 2012, số vụ tai nạn giao thông cả nước giảm 17%, số người chết giảm 14%, số người bị thương giảm 20%. Đây là năm đầu tiên cả nước có người chết vì tai nạn giao thông dưới 10.000 người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về tai nạn giao thông.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, số vụ vi phạm luật an toàn giao thông có chiều hướng gia tăng trong năm vừa qua. Có khoảng 10 triệu trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, tăng 10,4% so với năm 2011. Vi phạm luật an toàn giao thông đường thủy thì lên đến 204.023 vụ.

“Bộ GTVT sẽ có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT ngay trong thời gian tới để kiên quyết đưa giáo dục về pháp luật an toàn giao thông vào chương trình đào tạo chính quy của ngành giáo dục, có thể thực hiện từ năm học 2014 – 2015”, Bộ trưởng Thăng nói.

Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cũng đồng tình: “Cần sớm đưa chương trình giáo dục đào tạo pháp luật về an toàn giao thông vào các trường học để giáo dục ý thức giao thông cho đối tượng học sinh. Trên thực tế, trong các vụ vi phạm luật an toàn giao thông gây ra tai nạn, thì rất nhiều đối tượng vi phạm là học sinh, sinh viên”.

Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong năm qua, Hà Nội đã thực hiện 8 giải pháp đột phá nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, bao gồm: Hoàn thành, sử dụng cầu vượt thép cho xe cơ giới, sắp xếp lại mạng lưới bãi đỗ xe, trật tự lòng lề đường, điều chỉnh giờ học, giờ làm, phân làn phương tiện, cấm xe tải hoạt động ban ngày, taxi hoạt động giờ cao điểm, thành lập phố đi bộ… Kết quả, tai nạn giao thông giảm cả ba mặt, trong đó, số vụ tai nạn giảm đến 24,3% so với năm 2011.

Ông Sửu cho rằng, để tiếp tục đảm bảo an toàn giao thông trong năm tới, cần thực hiện một số việc như: Đẩy nhanh tiến độ di dời trường học, bệnh viện ra khu vực ngoại thành, khuyến khích xã hội hóa trong việc xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng.

“Chính phủ cần phải có cơ chế cho Hà Nội xây dựng nhanh các bãi đỗ xe này, cũng giống như xây dựng nhanh các cầu vượt nhẹ, đã góp phần giảm đáng kể ùn tắc giao thông trong thời gian qua”, ông Sửu kiến nghị.

Còn tại TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban an toàn giao thông TP.HCM cho biết, trong năm 2012, TP.HCM đã xác định 157 đầu việc phải khẩn trương thực hiện với quyết tâm cao nhất của toàn thành phố để giữ vững trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Các giải pháp như: Xây cầu vượt nhẹ, phân làn xe, điều chỉnh giờ hoạt động của xe tải, lắp bản tín hiệu điện tử… cũng được triển khai hiệu quả. Ngoài ra, sau 3 tháng phát động và xử phạt nghiêm việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, đến cuối năm, số trẻ em đội mũ bảo hiểm đã tăng từ 30% lên 60%.

“Tình trạng đua xe trái phép, xe chạy từng đoàn gây nguy hiểm trên đường cũng giảm hẳn. 159 tuyến đường trên địa bàn đã lập lại trật tự lòng lề đường. Ba chỉ tiêu về an toàn giao thông đều đạt, trong đó, có 2 vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút, giảm 90% so với năm 2011”, ông Tường cho biết.

Tại thành phố Đà Nẵng, giải pháp quyết liệt nhất nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong năm 2012 là thay mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đà Nẵng đã cho xây dựng hẳn một nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng, có 10 máy kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong năm 2012, có 30.000 mũ bảo hiểm kém chất lượng bị tiêu hủy.

Năm đầu tiên có dưới 10.000 người chết vì TNGT - ảnh 2
Cố gắng đưa luật An toàn giao thông trở thành môn học vào năm 2014-2015 - Ảnh IT

Thành phố này cũng đã đầu tư trên 15 tỷ đồng để tập trung phân làn trên 18 tuyến đường lớn và gắn 650 biển báo hiệu giao thông. Số vụ tai nạn giao thông năm vừa qua giảm đến 42,6%. Không có vụ tai nạn giao thông nào đặc biệt nghiêm trọng và không có ùn tắc giao thông kéo dài.

Trong năm 2013, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, đô thị được mở rộng trong khi biên chế CSGT thì không tăng, điều này gây khó khăn cho giám sát quản lý. Năm 2013, Đà Nẵng xin được tăng biên chế CSGT.

Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, tuyên truyền không thì chưa đủ, phải xử lý nghiêm mới đưa hoạt động giao thông đô thị vào nề nếp. Năm 2012, Đồng Nai cũng đã khởi tố 2 trường hợp thi công không đảm bảo an toàn giao thông.

Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, trong năm qua, Hải Phòng đã đầu tư trên 50 tỷ đồng cho việc lắp hệ thống đèn tín hiệu và phân luồng giao thông, nhờ đó, số vụ tai nạn và ùn tắc giao thông giảm rõ rệt. Tuy nhiên, việc lắp đèn tín hiệu trên giao lộ của quốc lộ gặp nhiều khó khăn.

“Tôi nghĩ không riêng gì Hải Phòng, các tuyến quốc lộ trong cả nước đều cần phải được lắp đèn tín hiệu tại các giao lộ để tránh tai nạn giao thông xảy ra. Để làm được việc này cần phải xem xét lại quy định không cho lắp đèn tín hiệu trên quốc lộ. Song song đó là phân bổ ngân sách để các địa phương thực hiện”, ông Năm kiến nghị.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, năm 2013 tiếp tục được chọn là năm An toàn giao thông với tiêu chí nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông.

Mục tiêu trong năm tới là nâng cao ý thức nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp của người thi hành công vụ, xây dựng văn hóa giao thông, cải thiện số vụ ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, phấn đấu giảm số vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút. Ngoài ra, phấn đấu giảm từ 5 – 10% số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông.

Duy Nguyên

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !