Myanmar sẽ vượt Việt Nam về xuất khẩu gạo
Ye Min Aung, Tổng thư ký Hiệp hội lúa gạo Myanmar cho biết dự tính sản lượng xuất khẩu gạo nước này có thể nhảy vọt từ 1.5 triệu tấn đến tháng Ba 2013 lên 3 triệu tấn vào năm 2017 khi Myanmar tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng. Hôm 11/10, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng tăng dự báo xuất khẩu gạo của Myanmar tăng lên 25%, đạt mức 750.000 tấn trong nay.
Một nông dân Myanmar đứng ở ruộng lúa đang mùa thu hoạch |
Theo nhận định của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Myanmar có thể trở thành mũi nhọn kinh tế của Châu Á trong tương lai, đang vực dậy ngành kinh doanh lương thực, trở thành cách hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu và chuyển hướng tới một nền dân chủ mới. Mục tiêu của Myanmar là đến năm 2017, sản lượng gạo của nước này sẽ đạt 8% lượng gạo xuất khẩu của thế giới năm nay, tương đương với dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ là 37,7 triệu tấn. Thị trường gạo toàn cầu, nhu cầu thiết yếu của một nửa thế giới, đã đạt mức thặng dư trong 7 năm.
“Thị trường gạo quốc tế khá đông đúc với các nhà xuất khẩu mới như Brazil, Nga và Ai Cập”, Concepcion Calpe, một nhà kinh tế cao cấp tại Tổ chức Lương thực thế giới ( FAO) cho biết. “Trừ khi có một vài thảm họa, chúng ta sẽ vẫn thấy được một nền kinh tế lúa gạo đang đối mặt với tình hình nguồn cung cấp dư thừa trong năm 2012 và 2013”.
Myanmar lên kế hoạch để tăng gấp đôi sản lượng ở mức 10 tấn/ha trong 5 năm tới so với mức 3-4 tấn/ha như hiện nay, chiếm hơn 80% sản lượng của quốc gia. Ye Min Aung khẳng định “ Chúng tôi đang thúc đẩy sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người nông dân”.
Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Myanmar từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới những năm 1960 đến 1963, với lượng xuất khẩu đạt 1,6 – 1,7 triệu tấn/ năm, cho đến khi danh hiệu này được nhường lại cho người láng giềng Thái Lan. Năm ngoái, nước này xuất khẩu được 778.000 tấn, xếp thứ 9 sau Uruguay, mức xuất khẩu thấp nhất của nước này là 15.000 tấn vào những năm 1996-1997. Năm nay, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, sản lượng gạo toàn cầu sẽ vượt quá nhu cầu toàn cầu khoảng 9,7 triệu tấn, tăng từ mức 5,6 triệu tấn của năm ngoái.
Nước này có thể mất từ 10 – 15 năm để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, ngắn hơn so với thời gian 2 thập kỷ để trở thành nhà xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam. Tổng thư ký của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philipines Robert Zeigler cho biết. “ Chúng tôi thấy Myanmar là một nguồn lực sản xuất lúa gạo rất quan trọng của thế giới. Không có gì phải bàn về việc này”.
Thế mạnh của Myanmar là chi phí sản xuất thấp, đất đai rộng lớn, nguồn nước và nguồn lao động dồi dào. Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB cho rằng nước này nên gia tăng sản lượng nông nghiệp để thúc đẩy GDP bình quân đầu người lên mức tăng gấp 4 lần hiện tại vào năm 2030. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 36%, mức tăng trưởng đạt 5,5% vào năm ngoái và sử dụng hầu hết nguồn lao động 64 triệu người của đất nước vừa mới mở cửa kinh tế này.
Tổng thống Myanmar Thein Sein - người đang đưa nền kinh tế Myanmar thoát khỏi sự cai trị kéo dài 50 năm của nền độc tài quân sự cũ. |
Nguồn cung giá rẻ
“Myanmar vẫn chưa có được một chế độ luật pháp quy củ, các quy định và thể chế vẫn chưa thích nghi được với sự phát triển”. Ông Cyn – Young Park, Trợ lý chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho biết. “ Vì vậy, các cuộc đàm phán về đầu tư, mặc dù đã được nói đến rất nhiều, đã không thực sự được thực hiện.”Gạo của Myanmar rẻ hơn khoảng 10-20 USD mỗi tấn so với gạo có cùng chất lượng từ Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan, giúp cho nước này thu về khoảng 300 triệu USD tiền xuất khẩu gạo một năm. Hạn chế bao gồm các cảng xuất khẩu lạc hậu hiện chưa có khả năng xử lý các tình huống như khối lượng đột ngột tăng cao, đặc biệt là trong mùa mưa.
Bộ trưởng xuất khẩu của nước này cho biết, cảng Yangon nắm giữ khoảng 90% các hoạt động thương mại xuất khẩu của Myanmar. Nhật muốn xây dựng cảng và ngành bất động sản tại Thilawa, cách Yangon 25km về phía nam. Công ty Phát triển Italian-Thai, nhà đầu tư lớn nhất của Thái Lan, cũng đang cố gắng đạt được thỏa thuận tài trợ của Nhật lên đến 8,6 tỷ USD để xây dựng cảng biển nước sâu và các khu công nghiệp tại Dawei.
Hiệp hội các nước xuất khẩu gạo
Các nước khác đang thúc đẩy ngành kinh doanh gạo tại các thị trường mà giá gạo đã tăng gần gấp ba lần so với thập kỷ trước. Giá lúa hiện nay là 330 USD/tấn tại Chicago, tăng từ mức 86 USD/tấn vào cuối năm 2001. Brazil xuất khẩu 1,3 triệu tấn năm ngoái, tăng gấp ba lần so với 2 năm trước, và sẽ xuất khẩu được khoảng 1,1 triệu tấn trong năm nay.
Việc gia tăng xuất khẩu của Myanmar sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá gạo thế giới, đại diện của FAO đóng tại Rome – Italia cho biết. “ Gạo là một thị trường năng động có nhiều sự can thiệp của chính phủ, bao gồm cả Thái Lan”.
Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 39% còn 6,5 triệu tấn trong năm nay so với mức 10,6 triệu tấn trong năm 2011, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết kể từ khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra đưa ra cam kết đảm bảo giá tối thiểu cho nông dân, làm gia tăng dự trữ của quốc gia này đạt mức cao nhất từ trước cho đến nay. Điều này sẽ khiến cho Thái Lan sẽ phải đứng sau Ấn Độ và Việt Nam.
Đầu tư cho giống lúa lai
Chính phủ Myanmar sẽ sớm cho phép nhập khẩu và giới thiệu các loại giống lai tới nông dân nhằm tăng sản lượng, theo Maung Aung, cố vấn chính sách nông nghiệp của Bộ Thương mại cho biết.
“Phát triển nông nghiệp sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ”, ông nói. “Kể từ khi giá các nông sản như gạo đang xuống thấp, chính phủ đang thúc đẩy gia tăng cả chất lượng lẫn số lượng cho các ngành nghề nông nghiệp.”
Nhu cầu về ngũ cốc ngày càng tăng của Trung Quốc có thể giúp cho Myanmar nhanh chóng tiêu thụ hết lượng dự trữ của mình, làm tăng lượng xuất khẩu mặt hàng này từ 575.000 tấn năm 2011 lên đến 1,9 triệu tấn trong năm nay, cạnh tranh với Iran vị trí quốc gia mua nhiều nhất chỉ sau Nigeria.
“Trung Quốc có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2015”, Myo Thuya Aye, một giám đốc điều hành cấp cao của Hiệp hội lúa gạo thế giới ( hiệp hội được thành lập từ năm 1952).
Tổng thống Thein Sen, người đã lên cầm quyền sau cuộc bầu cử vào năm ngoái đã kết thúc 5 thập kỷ độc tài quân sự ở Myanmar, đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm lên mức 7,7% trong 5 năm tới. Chính phủ của ông đang mở rộng tín dụng, tăng sử dụng phân bón và thúc đẩy sử dụng các loại giống lúa năng suất cao để tăng thu nhập của người dân và giảm tỷ lệ nghèo xuống 16% vào năm 2015 so với mức 26% của hiện tại.
“Dẫn đầu kinh tế”
Hiện tại, theo thông tin của Liên Hợp Quốc, Myanmar là nước có mức GDP trên đầu người thấp nhấp trong các nước ASEAN. Tuy nhiên, nước này có thể trở thành “nước dẫn đầu về phát triển kinh tế ở Châu Á” nếu như có thể tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, lực lượng lao động trẻ xấp xỉ với Trung Quốc và Ấn Độ.
Nguồn nước tái sinh của Myanmar đang ở mức cao nhất Châu Á với 24.352 m3 trên đầu người mỗi năm. Hiện tại nước này chỉ mới sử dụng 5% nguồn tài nguyên quý giá này, tạo ra một tiềm năng to lớn cho việc gia tăng sản xuất các ngành nghề thủy lợi, thủy điện và chăn nuôi.
Myanmar thực sự là một tiềm năng lớn trong tương lai. Tuy nhiên mọi thứ mới chỉ là dự báo, bởi nước này vẫn đang còn ở trong một quá trình chuyển đổi lâu dài để trở thành một nước đang phát triển.