Mỹ xoa dịu Nga về kế hoạch của Liên hiệp quốc tại Syria
Mỹ xoa dịu Nga về kế hoạch của Liên hiệp quốc tại Syria
Syria: Giao tranh ác liệt gần thủ đô
Liên Đoàn Ảrập rút quan sát viên khỏi Syria, cầu cứu LHQ
Mỹ chất vấn Nga về thương vụ vũ khí với Syria
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang bị kêu gọi chuyển giao quyền lực |
Washington hy vọng sẽ thuyết phục Mát-xcơ-va không đứng về phía các đề nghị của Liên đoàn Ả Rập được trình lên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tại New York vào thứ ba, kêu gọi Assad chuyển giao quyền lực để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Liệu Nga, một đồng minh ít ỏi của Syria, có bỏ phiếu phủ quyết hoặc bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết do Châu Âu và các nước Ả Rập dự thảo sẽ diễn ra vào đầu tuần này hay không.
Nga đã cáo buộc Mỹ và các nước NATO trong việc khởi động chiến dịch ném bom giúp lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Gaddafi tại Libya hồi năm ngoái.
Các nhà ngoại giao Mỹ đang cố gắng thuyết phục Mát-xcơ-va rằng việc Mỹ hậu thuẫn cho Syria không phải là để lật đổ chính quyền của Assad, mà là thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế nhằm chấm dứt sự đàn áp đẫm máu của Assad đối với phe đối lập.
Một quan chức Mỹ cho hay, “Chúng tôi hy vọng rằng Nga sẽ lắng nghe các kiến nghị. Chúng tôi đang xoa dịu Nga rằng đầu tư vào Assad không có lợi cho họ”.
Nhưng quan chức này cũng cho biết, mặc dù Mỹ tập trung vào đường lối ngoại giao, thì cũng không từ bỏ hoàn toàn các lựa chọn quân sự, nhấn mạnh rằng mục tiêu là “một sự chuyển giao chính trị hòa bình”.
Một quan chức cao cấp khác của chính phủ tiết lộ về triển vọng sẽ tiếp tục đàm phán với Nga về những đề xuất của nước này cho vấn đề khủng hoảng tại Syria, kể từ khi phe đối lập của Syria “báo cáo bác bỏ ý kiến này”. Tuy nhiên, chính quyền của Assad đã chấp nhận đề xuất của Mát-xcơ-va.
Các công tác ngoại giao được thúc đẩy khi cuộc chiến nổ ra ác liệt trên các tuyến phố của Damascus giữa quân đội của ông Assad với lực lượng đối lập ở vùng ngoại ô.
Nhà Trắng cho biết, các quốc gia nên chấp nhận rằng quyền lực của Assad đã đến hồi kết và ngừng ngăn chặn Hội đồng Bảo an bảo vệ Assad.
Trong khi nhấn mạnh Assad đã “ngày càng hết hy vọng”, thì sự thừa nhận chính thức là phe đối lập vẫn còn rời rạc và chưa chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy theo kiểu của Libya.
Washington và các đồng minh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Syria nhưng không tỏ ra hứng thú trong việc can thiệp quân sự ở nước đồng minh của Iran, kẻ thù chính của Mỹ và là nước có vai trò quan trọng trong thế giới Ả Rập.
Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết dự thảo của Châu Âu vào tháng 10 nhằm cáo buộc Syria và đe dọa trừng phạt nước này.
Nghị quyết mới này kêu gọi một sự “chuyển giao chính trị” tại Syria. Trong khi nghị quyết này không tìm kiếm hành động quân sự hay cấm vận của Liên hiệp quốc chống lại Syria, nhưng lại bày tỏ Hội đồng bảo an có thể “áp dụng thêm các biện pháp” nếu Damascus không tuân thủ các điều khoản trong nghị quyết.
Nga không đe dọa phủ quyết nghị quyết này, nhưng cho biết không chấp nhận hình thức hiện có của bản dự thảo.
Có thể Nga cảm thấy việc tránh bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết, mà có khả năng được thông qua, sẽ tương tự như việc mặc nhiên ủng hộ việc lật đổ chính quyền Assad, một trong những khách hàng quan trọng của ngành công nghiệp vũ khí của Nga.
Các nhà phân tích cho rằng, thủ tướng Putin, người đang chạy đua vào chức tổng thống đã chỉ trích nghị quyết của Hội đồng ủy quyền cho chiến dịch của NATO tại Libya, muốn thấy sự kiên định trước các áp lực của phương Tây.
Hòa Phong
(Tổng hợp)