Mỹ xem xét tham gia Công ước luật biển
Mỹ xem xét tham gia Công ước luật biển
Các doanh nghiệp sẽ không đầu tư khai thác tài nguyên dưới đáy biển, trừ phi Mỹ tham gia Công ước luật biển (Ảnh: minh họa) |
Khi tiến hành hoạt động lập bản đồ tại vùng Biển Đông năm 2009, một tàu giám sát của Mỹ đã chạm trán với năm tàu của Trung Quốc
Các quan chức Mỹ cho hay, các tàu của Trung Quốc đang muốn mở rộng chủ quyền của họ theo Công ước luật biển, và cố gắng gài bẫy hệ thống định vị dưới nước của tàu Mỹ bằng một chiếc móc neo.
Một số tàu còn phóng lao vào đường đi của tàu Impeccable, khiến tàu dân sự không có vũ trang này phải tránh né, không để xảy ra va chạm.
Khi Mỹ phản đối các hành động nguy hiểm, nhấn mạnh rằng vùng biển mà Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền vượt quá xa so với quy định tại Công ước 1982.
Ba mươi năm sau khi cộng đồng thế giới bàn về Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, chính quyền Tổng thống Obama đang nỗ lực thúc đẩy Thượng viện Mỹ thông qua Công ước này.
Những người ủng hộ cho rằng, các thỏa thuận sẽ mở rộng tầm kiểm soát của Mỹ tại khu vực giàu tài nguyên ở ngoài khơi Hoa Kỳ, và cung cấp cơ sở vững chắc hơn cho quân đội nhằm khẳng định quyền đi lại trên biển và trên không ở khắp thế giới.
Thượng nghị sỹ John Kerry, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cho biết, “Đó là điều mà chúng tôi đang hướng đến, vì những lợi ích kinh tế của Mỹ đang chịu nhiều đe dọa”.
Lợi ích kinh tế
Ông cũng cho biết, “một số nước khác đang hướng đến việc tuyên bố và khẳng định chủ quyền tại những nơi không nên tuyên bố, nước Mỹ cần bảo vệ lợi ích kinh tế của mình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton từng làm chứng hôm thứ Tư rằng, ông Kerry đã từng nói sẽ để quốc hội phê chuẩn công ước này.
Nhưng những nhà phê bình, những người đã ngăn chặn thành công việc thông qua công ước từ giữa những năm 90, cho rằng Mỹ nhận được ít hơn những gì họ đã tuyên bố, trong khi lại nhượng lại chủ quyền của mình cho một vài tổ chức quốc tế.
Nhưng ông Kerry đã bác bỏ các lời chỉ trích, cho rằng công ước được thực hiện sẽ có “nhiều lợi ích to lớn”. Ông cho biết, các doanh nghiệp đã trao đổi với ông rằng, họ sẽ không đầu tư khai thác tài nguyên ở đáy biển, trừ phi công ước được phê chuẩn.
“Chúng ta có lợi ích kinh tế rất lớn ở các phần khác nhau của đại dương, chúng ta không thể đưa ra yêu cầu đòi bồi thường, bởi vì chúng ta không tham gia Công ước luật biển”.
Công ước này được bắt đầu thảo luận trong các cuộc đàm phán từ những năm 50, nó tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để các nước ven biển khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo các quốc gia khác không xâm nhập.
Triều Tiên, Iran cũng chưa kí tham gia Công ước luật biển
Đã có 162 nước kí tham gia kí kết vào Công ước luật biển, nọoại trừ Mỹ thì những nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cũng tham gia công ước này. Triều Tiên, Venezuela, Syria và Iran chưa kí kết tham gia.
Những người ủng hộ thông qua công ước này tại Mỹ nói rằng, vì Mỹ có đường bờ biển quá dài, và lực lượng hải quân hùng mạnh, nếu tham gia công ước, sẽ được nhiều lợi ích hơn hầu hết các quốc gia khác.
Các quan chức cho biết, điều này sẽ khiến Mỹ có được quyền kiểm soát nhiều hơn, tại các khu vực rộng lớn hơn, quân đội Mỹ có thể đi lại và bay qua nhiều vùng trên cơ sở pháp lý ổn định hơn.
Bộ trưởng Panetta cho biết, “luật của Công ước này là nền tảng pháp lý cho sự hiện diện của Mỹ trên toàn cầu, cả trên không và ở dưới biển”.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Công ước quốc tế trong bối cảnh Lầu Năm Góc thay đổi trọng tâm chiến lược tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và khu vực Đông Á.
Bộ trưởng Panetta cũng cho biết thêm, “không tham gia công ước này, Mỹ đã từ bỏ vị thế pháp lý cho những hành động của mình, làm sao chúng ta có thể lập luận rằng các nước khác phải tuân thủ theo quy tắc quốc tế, trong khi chính chúng ta lại không tuân thủ”.
Theo ông Kerry, Công ước này có thể giúp giải quyết sự tranh chấp hàng hải tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trước khi xảy ra bạo lực.
Ông Kerry cho biết, “nước Mỹ sẽ vẫn có sức mạnh hàng đầu thế giới, nhưng bạn không giao phó hết mọi việc ngoại giao cho các chiến hạm, bạn muốn có những căn cứ hợp pháp, và Công ước này chính là căn cứ đó”.
Hòa Phong