Mỹ sẽ phối hợp với Iran không kích phiến quân Iraq
Theo hãng Reuters đưa tin, Các chiến binh Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) đã tấn công quân đội Baghdad, chiếm giữ khu vực phía bắc của đất nước trong tuần qua, đe doạ chia cắt Iraq và một số quốc gia lân cận có chung biên giới.
Hành động chung giữa Mỹ và Iran giúp đỡ chính phủ đồng minh của họ sẽ là chưa từng có từ cuộc Cách mạng Iran năm 1979, cho thấy tính cấp bách của sự kiện lực lượng Hồi giáo Sunni nổi dậy.
Lực lượng "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông" - ISIL |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi cuộc nổi loạn là một "mối đe dọa hiện hữu" cho Iraq. Khi được hỏi liệu Mỹ có hợp tác với Iran để chống lại các phần tử nổi dậy hay không, ông Kerry trả lời Yahoo News cho biết: "Tôi sẽ không loại trừ bất cứ điều gì có tính xây dựng".
Về các cuộc không kích, ông nói: “Đó không phải là toàn bộ câu trả lời, nhưng đó có thể là một trong những lựa chọn rất quan trọng”.
Anh, đồng minh duy nhất của Washington tại chiến trường Iraq, tuyên bố đã đồng thuận với Iran trong những ngày gần đây. Một quan chức Mỹ cho biết các cuộc họp với Iran có thể được tổ chức trong tuần này bên lề các cuộc đàm phán riêng về hạt nhân quốc tế.
Iran có quan hệ lâu dài với Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki và các chính trị gia khác, những người Shiite lên nắm quyền ở Iraq sau khi Mỹ đến và lật đổ Saddam Hussein vào năm 2003.
Lực lượng ISIL chiến đấu chống lại cả chính phủ Maliki của Iraq và chính phủ Bashar al-Assad của Syria. Nhóm cực đoan này xem tất cả người Shiite thuộc vào dị giáo và xứng đáng nhận cái chết. Thậm chí, ISIL còn “khoe chiến tích” tàn sát hàng trăm binh lính Iraq đã đầu hàng vào tuần trước.
Lực lượng này đã đón nhận sự tham gia của các nhóm vũ trang người Sunni khác, những người phản đối những gì họ cho là sự đàn áp của chính phủ người Shiite do ông Maliki lãnh đạo ở Baghdad.
Hôm thứ Hai (16/6), ISIL và đồng minh đã chiếm đóng thêm một thị trấn thứ hai, Saqlawiya ở phía tây Baghdad. Họ đã tịch thu 6 chiếc Humvee và 2 xe tăng, cùng một kho vũ khí mà Mỹ cung cấp cho chính phủ sau khi quân đội tan rã và đầu hàng.
Những người chứng kiến cho biết máy bay trực thăng quân đội Iraq bay lơ lửng trên thành phố để cố gắng bảo vệ cho quân đội rút lui.
"Đó là một trận chiến điên rồ và hàng chục người của cả hai bên thiệt mạng. Không thể tiếp cận thị trấn và rút quân", một nguồn tin y tế tại một bệnh viện ở thành phố Fallujah cho biết.
ISIL cũng đẫ chiếm được thủ phủ của người dân tộc Turkmen, Tal Afar, tây bắc Iraq sau một cuộc giao tranh nảy lửa hôm Chủ nhật, củng cố thêm thành trì của họ ở miền Bắc.
"Thành phố này tràn ngập các binh lính. Các cuộc giao tranh nặng nề đã diễn ra và nhiều người thiệt mạng. Các gia đình người Shiite đã chạy trốn về phía tây, còn những gia đình người Sunni chạy trốn về phía đông”, một quan chức thành phố giấu tên cho biết và được Reuters trích dẫn.
Tal Afar cách Mosul – thủ phủ của miền bắc Iraq, nơi đã bị lực lượng ISIL chiếm đóng tuần trước khi chiến dịch bắt đầu – chỉ một đoạn lái xe ngắn. Phiến quân sau đó đã càn quét qua các thị trấn và thành phố bên sông Tigris, cách Baghdad khoảng 1 giờ lái xe về phía bắc.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.