Mỹ phát hiện dấu vết tên lửa bắn hạ máy bay MH 17
Vụ tai nạn thảm khốc thứ hai trong năm đang khiến Malaysia Airlines điêu đứng. |
Nhiều giờ sau khi chiếc máy bay xấu số của Malaysia Airlines bị bắn hạ, phía Ukraine đã nhanh chóng đổ lỗi cho phe ly khai ở miền Đông và Nga. Ngược lại, Nga khẳng định chỉ có Ukraine mới có khả năng “tiêu diệt” chiếc máy bay.
"Bọn khủng bố đã giết chết gần 300 người bằng một phát đạn", Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tuyên bố, "Trong số đó đa số là phụ nữ, trẻ em, công dân các nước khác nhau trên thế giới".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thẳng thừng đổ lỗi cho phía Ukraina, và các hoạt động quân sự cứng rắn gần đây.
Một thời gian ngắn sau khi chiếc máy bay bị rơi, các nhà lãnh đạo quốc tế tranh giành để xác nhận có bao nhiêu công dân của họ. Mặc dù Mỹ không cho biết liệu công dân của mình có nằm trong số hành khách bị thiệt mạng hay không, nhưng sự đa dạng về quốc tịch của các nạn nhân đã khiến vụ tai nạn trở thành một thảm kịch toàn cầu.
Trong lúc này, các điều tra viên quốc tế đã đang vội vã tìm cách tiếp cận hiện trường vụ tai nạn để tìm kiếm các dữ liệu về chuyến bay thông qua các phần còn lại của chuyến bay.
Một chiếc trực thăng chở một nhóm các nhà quan sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu vào khu vực của phe ly khai đang kiểm soát ở Donetsk. Họ có kế hoạch tiếp tục di chuyển bằng xe hơi đến trường vụ tai nạn gần Torez.
"Chúng tôi có thể là nhóm quốc tế đầu tiên được phép đi qua lãnh thổ của phe ly khai để đến hiện trường kể từ khi chiếc máy bay lâm nạn" Michael Bociurkiw, cũng với khoảng 30 đồng nghiệp cho biết.
Dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng nhiều người vẫn khẳng định MH 17 bị bắn hạ bởi một tên lửa BUK - loại vũ khí có mặt trong quân đội Ukraine và Nga. |
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Tổng thống Ukraine đã chấp nhận một đề nghị của các chuyên gia Mỹ để giúp điều tra vụ tai nạn. “Chiếc máy bay dường như bị bắn rơi, nó không phải là một tai nạn", ông Biden cho biết.
"Điều quan trọng là có được một cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, đáng tin cậy, và không bị cản trở càng nhanh càng tốt", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Mặc dù vậy, đến nay Mỹ vẫn tỏ ra khá thận trọng khi nói về “kẻ phải chịu trách nhiệm”. Họ chỉ kết luận rằng một tên lửa đã bắn rơi máy bay nhưng đã không đổ lỗi cho bên nào, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Quan chức này cho biết thêm, một hệ thống radar điều khiển tên lửa đất-đối-không đã được bật lên và theo dõi chiếc máy bay ngay trước khi nó lao xuống đất. Một hệ thống thứ hai cũng đã nhìn thấy một “dấu hiệu nhiệt” (dấu hiệu của tên lửa đã được phóng) tại thời điểm máy bay bị lâm nạn, quan chức này nói. Mỹ đang phân tích quỹ đạo của tên lửa để cố gắng tìm hiểu nơi xuất phát cuộc tấn công này.
Chính quyền Obama tin rằng Ukraine không có khả năng bắn hạ máy bay trong khu vực này, một quan chức Mỹ nói với hãng tin CNN.
Nhưng Nhà Trắng đặt một số điều kiện cho Nga và cảnh báo rằng Moscow không được phép giả mạo các bằng chứng.
Nhưng chuyên gia quốc phòng Brig đã nghỉ hưu, Tướng Kevin Ryan của quân đội Mỹ cho biết Ukraine và Nga đều có tên lửa để bắn hạ một chiếc máy bay ở độ cao như vậy.
Ai đã ở trên máy bay?
15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đều là công dân Malaysia. Malaysia Airlines cũng đã đưa ra một danh sách chi tiết của 283 hành khách: Trong đó có 154 người Hà Lan, 28 là người Úc, 28 là người Malaysia, 12 người Indonesia, 9 người đến từ Vương quốc Anh, 4 người Đức; 4 người Bỉ, 3 người Philippines, 1 người Canada và 1 người Hồng Kông.
Các nhà chức trách vẫn đang cố gắng để xác định quốc tịch của các hành khách khác.
Một mảnh vỡ còn sót lại của chuyến bay MH 17. |
Điều đáng nói là 3 tháng trước, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã cấm các hãng hàng không Mỹ vào khu vực – nơi mà chiếc MH 17 bị bắn rơi hôm thứ Năm. Nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Pháp, cũng đã ra lệnh cho các hãng hàng không của họ tránh xa không phận Ukraina cho đến khi nguyên nhân của vụ tai nạn được làm sáng tỏ.