Mỹ, Pháp “vào hùa” lên án kế hoạch bầu cử tại Donetsk và Lugansk
Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ |
Trước đó, Quốc hội nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk đã bổ nhiệm ông Denis Pushilin làm đại diện người đứng đầu nước cộng hòa, và việc bầu người đứng đầu Donetsk và Hội đồng nhân dân được quyết định tổ chức vào ngày 11/11/2018. Nước cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk cũng đã quyết định tiến hành cuộc bầu cử người đứng đầu nước cộng hòa và đại biểu hội đồng nhân dân trong cùng một ngày này.
Phát biểu trước báo giới, bà Heather Nauert tuyên bố: "Nước Mỹ lên án việc công bố các kế hoạch bầu cử trong cái gọi là "Nước cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Căn cứ vào thực tế là các khu vực này vẫn còn dưới sự kiểm soát của Nga, các cuộc bầu cử này là không thể và trái với các nghĩa vụ của Nga trong khuôn khổ thỏa thuận Minsk".
Người đứng đầu nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk - Alexander Zakharchenko đã thiệt mạng ngày 31/8 vừa qua trong một vụ nổ tại quán cà phê Separ ở trung tâm của Donetsk. Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova nghi ngờ rằng Kiev đứng đằng sau vụ ám sát này. Quốc hội Donetsk đã bổ nhiệm Denis Pusilin làm đại diện đàm phán hiệp định Minsk thay Alexander Zakharchenko .
Trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp |
Về phần mình, đại diện Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, các cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch vào ngày 11/11 tại các nước cộng hòa tự xưng ở khu vực Donbass mâu thuẫn với các thỏa thuận Minsk.
"Pháp tái khẳng định cam kết của mình với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được quốc tế công nhận. Tuyên bố tiến hành tổ chức bầu cử vào ngày 11/11/2018 của hai nước cộng hòa tự xưng là trái với hiệp định Minsk - hiệp định vẫn là cơ sở duy nhất cho một giải pháp chính trị của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine", đại diện của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.
Theo vị đại diện này, các thỏa thuận Minsk quy định rằng các cuộc bầu cử "tại các vùng lãnh thổ, hiện được kiểm soát bởi những kẻ ly khai, cần được thực hiện theo quy định của pháp luật Ukraine về tình trạng đặc biệt. Bất cứ sáng kiến nào mà không đáp ứng được những điều kiện này đều đáng bị lên án", đại diện Bộ Ngoại giao Pháp kết luận.
Chính quyền Ukraine trong tháng 4/2014 đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, các nước đã tuyên bố độc lập sau một cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng 2/2014. Theo số liệu mới nhất của LHQ, hơn 10.000 người đã trở thành nạn nhân của cuộc xung đột này. Việc giải quyết tình hình ở Donbass đã được thảo luận nhiều lần dưới nhiều hình thức, bao gồm cả các cuộc họp của nhóm tiếp xúc tại Minsk, và kể từ tháng 9/2014 đã thông qua ba văn bản quy định các bước nhăm giảm leo thang xung đột. Tuy nhiên, sau khi các thỏa thuận đình chiến giữa các bên tham gia vào cuộc xung đột được ký, các vụ nổ súng vẫn tiếp diễn.