Mỹ: phán quyết tử hình là đòn trả đũa
Mỹ: phán quyết tử hình là đòn trả đũa
Iran kết án tử hình gián điệp CIA
Iran: công khai hình ảnh gián điệp CIA
Iran lại "tóm" được gián điệp CIA
Amir Mirzaei Hekmati |
Đây là bản án tử hình đầu tiên Iran phán quyết đối với một công dân Mỹ kể từ khi xảy ra Cuộc Cách mạng Hồi giáo 33 năm trước. Mỹ cho rằng quyết định đó có mục đích chính trị.
Nếu Amir Mirzaei Hekmati đã được đào tạo đặc biệt và phục vụ tại căn cứ quân sự của Mỹ ở I-rắc và Afghanistan trước khi đến Iran tham gia vào một nhiệm vụ tình báo, thì quan hệ với Tehran sẽ càng thêm căng thẳng. Theo một kênh truyền hình quốc gia, hôm qua tòa án kết tội anh ta làm việc cho CIA, và cố gắng tìm cách cáo buộc Iran trong hoạt động khủng bố.
Mỹ phủ nhận cáo buộc này. Bộ ngoại giao nước này gọi đó là một “kế hoạch hoàn hảo”. Phát ngôn viên của Nhà Trắng, Tommy Vietor nói rằng: “những cáo buộc đối với Hekmati dù là làm việc cho CIA hay là được CIA cử đến đều là sai”.
“Chính quyền Iran có tiểu sử gian dối khi buộc tội người dân là gián điệp, ép phải thú tội và bắt giữ người Mỹ vô tội vì động cơ chính trị”, Vietor tiếp.
Trường hợp này làm gương cho việc trở về thăm quê hợp pháp nhưng lại rất mạo hiểm của các công dân Mỹ gốc Iran thường là thế hệ đầu hoặc thứ 2. Mỹ không có số liệu cụ thể về những người này vì thông thường để người Mỹ vào được Iran đều phải xin hộ chiếu thông qua nước thứ ba nhưng các quan chức tin rằng có hàng ngàn người Mỹ gốc Iran đã quay về nước để du lịch mỗi năm. Và hầu hết các công dân mang hai quốc tịch đều sử dụng hộ chiếu Iran.
Bộ ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rằng, các công dân Mỹ gốc Iran không chắc đã an toàn hơn những người khác khi bị đe dọa bắt giữ tùy tiện. Bà Nuland cho hay, Mỹ đã ban hành một loạt các cảnh báo du lịch cho công dân Mỹ để những người mang hai quốc tịch Mỹ-Iran có thể tham khảo.
“Chúng tôi đề nghị người Mỹ gốc Iran áp dụng các biện pháp bảo hộ đặc biệt”, Nuland cho biết. Vì chính quyền Iran không công nhận hai quốc tịch, họ đối xử với bất kể ai bị bắt giữ như những người Iran khác. Cảnh báo du lịch mới đây nhất của Mỹ cho biết người Mỹ gốc Iran phải đối mặt với “nguy cơ trở thành mục tiêu” của Tehran và chú thích rằng “Chính quyền Iran đã bắt giữ và sách nhiễu các công dân Mỹ gốc Iran”.
Hekmati, năm nay 28 tuổi, từng là một phiên dịch quân sự, sinh ra tại Arizona và tốt nghiệp trung học ở Michigan. Gia đình Hekmati là người gốc Iran, nên anh mang hai quốc tịch. Cha Hekmati, ông Ali, một giáo sư trường Cao đẳng cộng đồng tại Flint bang Michigan cho biết, con trai ông đến thăm bà ngoại ở Iran.
Thủy quân Lục chiến cho biết, Amir Nema Hekmati từng phục vụ từ năm 2001 đến năm 2005, gồm cả lúc đến I-rắc năm 2004 và thời gian làm việc tại Viện ngôn ngữ quân sự ở Monterey bang California. Các ghi chép hồ sơ của tổ chức này không hề liệt kê việc đến Afghanistan. Tuy nhiên, có một lưu ý là tên đệm trong các hồ sơ lại khác nhau.
Bà Behnaz Hekmati, mẹ của Amir bày tỏ trên thư điện tử gửi đến hãng thông tấn AP rằng, bà và chồng đã “bị sốc và sợ hãi vô cùng” khi con trai của họ bị kết án tử hình. Phát quyết này là “kết quả của một quá trình không minh bạch và không công bằng”, bà nói.
Con trai bà không tham gia vào bất kể hành vi gián điệp nào, và “chiến đấu chống lại Chúa trời” như phẩn phán tuyên bố, bà nói.“Amir không phải là một tội phạm. Sinh mạng của nó đã bị lợi dụng vì lợi ích chính trị.”
Trước Hekmati cũng có một số người Mỹ đã bị kết án nhưng sau đó được trả tự do, trong đó có một nhà báo người Mỹ gốc Iran năm 2009 và ba công dân Mỹ bị bắt giữ tại biên giới I-rắc. Tuy nhiên, các công tố viên Iran đã nhấn mạnh các liên hệ của Hekmati với Mỹ khi tuyên án tử hình.
Các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ cho biết, trước đây chưa hề có án tử hình nào đối với một công dân Mỹ ở Iran.
Nuland cho biết, các quan chức vẫn đang cố gắng tìm hiểu chi tiết của bản án. Nuland nói, nếu Hekmati bị kết án tử hình, Mỹ sẽ lên án phán quyết “trong các điều khoản mạnh nhất.” Nhưng bà từ chối bình luận về những biện pháp Mỹ có thể sẽ tiến hành.
Xung khắc
Chính quyền Obama đã thông qua lệnh trừng phạt mới chống lại chương trình làm giàu uranium của Iran, đặc biệt là nhắm đến các ngân hàng trung ương Cộng hòa Hồi giáo và các khả năng kinh doanh dầu ở nước ngoài. Mặc dù các hình thức trừng phạt vẫn chưa có hiệu lực. Iran đã phản ứng bằng việc đưa ra cảnh báo đối với Mỹ tại eo biển Hormuz.
Hai nước cũng có sự bất đồng đối với các cáo buộc rằng Iran ủng hộ cho khủng bố quốc tế. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng, trường hợp của Hekmati có thể trở thành một công cụ chính trị cho chính phủ Iran.
Vào đêm giao thừa, Obama đã thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Iran, mặc dù chính quyền của ông lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến sự tăng giá dầu đột biến, gây khó khăn cho các đồng minh của Mỹ tại châu Âu và châu Á có nhập dầu từ Iran.
Các biện pháp ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính nước ngoài có hợp tác với Ngân hàng trung ương Iran thông qua việc ngăn chặn họ kinh doanh tại Mỹ. Điều này sẽ áp dụng đối với các ngân hàng trung ương nước ngoài có giao dịch liên quan đến dầu khí.
Các biện pháp trừng phạt chỉ có hiệu lực sau sáu tháng. Bộ ngoại giao Mỹ cho hay, họ đang cố gắng thực thi pháp luật theo cách có thể gây áp lực đối đa đối với Tehran.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ sẽ làm việc với các đối tác ngoại giao “để bày tỏ sự lên án đối với chính quyền Iran”.
Các nhà ngoại giao Thụy Sĩ, đại diện cho Mỹ ở Tehran đã không được chấp thuận cho vào thăm Hekmati do Iran không công nhận anh này là công dân Mỹ.
Hòa Phong