Mỹ lợi dụng NATO trong cuộc xung đột với Nga như thế nào?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chỉ có lợi cho Mỹ chứ không phải cho NATO và liên minh này không còn chỗ đứng trong Thế kỷ XXI nữa.
Mỹ lợi dụng NATO trong cuộc xung đột với Nga như thế nào? - ảnh 1

Mỹ mượn tay NATO để gây căng thẳng với Nga?

RIA Novosti trích dẫn bài viết của nhà bình luận Stephen Kinzer trên tờ The Boston Globe của Mỹ cho rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chỉ có lợi cho Mỹ chứ không phải cho NATO và liên minh này không còn chỗ đứng trong Thế kỷ XXI nữa.

“Khi các nhà lãnh đạo NATO tụ họp tại Hội nghị thượng đỉnh ở Warsaw (Ba Lan) vào thứ Sáu (8/7) tới đây họ sẽ khăng khăng rằng liên minh quân sự của họ mang tính sống còn vì sự bành trướng của Nga đang đe dọa toàn Châu Âu. Thực tế thì lại xảy ra điều ngược lại: NATO trở thành một công cụ của Mỹ để gây leo thang cuộc xung đột của chúng ta với LB Nga” – trích nhận định của nhà bình luận.

NATO được thành lập năm 1949 với mục đích “để Mỹ bảo vệ Châu Âu khỏi sự tàn phá và ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản và Liên bang Xô Viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ thời bấy giờ”.

Châu Âu hiện đại có khả năng tự thành lập và trả các khoản chi phí cho lực lượng vũ trang của mình nhưng cấu trúc của NATO vì nguyên do nào đó không hề thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Theo ông Kinzer, Mỹ nên ngừng chỉ đạo Châu Âu phải bảo vệ mình như thế nào.

“Có lẽ tự họ (các quốc gia Châu Âu) sẽ tạo cho mình lối ra cho cuộc đối đầu kinh khủng với Nga mà NATO đang áp đặt họ lên đó” – nhà bình luận tiếp tục.

Theo quan điểm của chuyên gia từ The Boston Globe, không hề có bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Nga đối với Mỹ, mà ngược lại Moscow ủng hộ Washington trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa khác đối với an ninh toàn cầu.

Tuy nhiên các tướng lĩnh Hoa Kỳ đang cực kỳ đói khát nhiệm vụ mới nên đã nhanh chóng gọi Nga là “kẻ thù”. Tại Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trong tuần này tại Warsaw chắc chắn nhiều vị trong số này sẽ không ngừng đấm tay vào ngực, tung ra những tuyên bố liên quan tới “mối đe dọa mang tên LB Nga” và long trọng thề rằng sẽ đáp trả lại họ (Nga) bằng cách phô trương lực lượng quân sự của mình.

NATO thì cho rằng xung đột giữa Nga và phương Tây là vấn đề về quân sự. Nhưng thực tế đây hoàn toàn là cuộc xung đột chính trị và giải pháp ngoại giao là cần thiết trong trường hợp này.

Người Châu Âu, theo nhận định của ông Kinzer, có thể nghĩ rằng “leo thang theo nguyên tắc một đền một” là một cách hiệu quả nhất để đối phó với Nga thời điểm hiện tại và Liên minh Châu Âu (EU) nên áp dụng phương pháp này.

Nhưng có thể Châu Âu sẵn sàng giảng hòa với Moscow và đây chính xác là điều mà các chỉ huy NATO và các nhà cầm quyền Mỹ lo sợ.

“Các chính trị gia, tướng lĩnh Hoa Kỳ cùng những nhà thầu quân sự rất ghét phải nghe tới triển vọng này. Chúng ta (Mỹ) vẫn tiếp tục tài trợ cho NATO bằng cách phô trương vũ khí tại khu vực biên giới của LB Nga”nhà bình luận giảng giải.

Chuyên gia phân tích dự đoán, sự sụp đổ của NATO sẽ là bước tiếp theo sau sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit). Cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về việc nước này rời khỏi EU là “một cú rung chuyển mạnh mẽ đối với trật tự Thế giới đang gỉ sét hiện nay”. Ông Kinzer kết luận EU hiện đang trên bờ vực chia tách và tiếp theo là sẽ tới lượt NATO.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Ria Novosti.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !