Mỹ đe dọa phá hủy tên lửa hạt nhân, Nga phản ứng ra sao?
Thư ký báo chí Tổng thống Nga Peskov |
Theo ông Peskov, Điện Kremlin không muốn dành sự chú ý đặc biệt đến các tuyên bố như vậy của đại diện thường trực Mỹ tại NATO, trong khi Moscow có quá nhiều những vấn đề cần phải làm rõ từ các thông điệp ở cấp cao hơn.
Trước đó, ngày 2/10, Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố rằng Nga cần chấm dứt việc phát triển bí mật một hệ thống tên lửa hành trình bị cấm hoặc Mỹ sẽ tìm cách phá hủy hệ thống này trước khi được đưa vào hoạt động.
Bà nói: “Washington vẫn duy trì nỗ lực cho một giải pháp ngoại giao, song cũng sẵn sàng xem xét một cuộc tấn công quân sự nếu Nga tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa tầm trung này”. Moscow coi tuyên bố này của phái viên Hoa Kỳ tại NATO là vô cùng nguy hiểm.
Hãng Ria Novosti dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khi bình luận về tuyên bố của Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO, nêu rõ: "Có vẻ như những người đưa ra tuyên bố như vậy không hiểu rõ mức độ trách nhiệm của họ cũng như sự nguy hiểm của những lời nói khoa trương gây hấn".
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
INF được hai nước ký kết năm 1987, quy định loại bỏ mọi loại vũ khí hạt nhân, được phóng từ tên lửa đạn đạo mặt đất và tên lửa hành trình với tầm bắn trong khoảng 500-5.500 km và cơ sở hạ tầng phục vụ các loại vũ khí này.
Moscow và Washington liên tục cáo buộc nhau vi phạm Hiệp ước INF. Nga cáo buộc Mỹ vi phạm hiệp ước khi triển khai các tổ hợp giếng phóng đa dụng MK-41 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore tại châu Âu. Trong khi đó, Washington thì cho rằng Moscow đang có hành động tương tự khi phát triển tên lửa hành trình R-500 và tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh.