Mỹ chê chiến đấu cơ tàng hình J-20 Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 4 J-20 được coi là “niềm tự hào” của vũ khí Trung Quốc, được chuyên gia Trung Quốc đánh giá là vượt trội F-22 và “ngang tầm” F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cho rằng J-20 là “hàng rẻ tiền”.

Theo Sina, đối với máy bay chiến đấu thì tầm quan trọng của phần đầu máy bay là điều không cần bàn cãi, do đây là khu vực phân bố các hệ thống cảm biến dày đặc nhất. Điều này cũng không ngoại lệ đối với máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc, với J-20 là tiêu biểu. Ngoài hệ thống điều khiển hỏa lực trên không dễ thấy nhất, phần đầu của J-20 còn được trang bị các ống khí phụ trợ, cảm biến khí quyển, đèn và thậm chí cả hệ thống thăm dò quang điện.

Phần đầu máy bay chiến đấu là khu vực phân bố các hệ thống cảm biến dày đặc nhất. Nguồn: Sina

Vượt trội F-22 và “ngang tầm” F-35 của Mỹ?

Trong cùng góc độ trên thì F-22 của Không quân Mỹ cũng không đơn giản. Tuy nhiên, sau khi so sánh, các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ ra, vòm radar của radar khống chế hỏa lực trên máy bay F-22 nhỏ hơn so với J-20, điều này cho thấy hiệu suất radar điều khiển hỏa lực của J-20 mạnh mẽ hơn so với F-22.

Đương nhiên đường kính của vòm radar nhỏ hay to không quá quan trọng. Càng quan trọng hơn, cùng là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 4, nhưng J-20 được trang bị nhiều khả năng mạnh mẽ hơn F-22. Đáng chú ý nhất là “hệ thống ngắm bắn quang - điện tử” (EOTS) được lắp đặt ở phía dưới đầu máy bay và “hệ thống khẩu độ phân tán” (EODAS) lắp đặt ở rìa mũi máy bay với cửa sổ kính hình lăng trụ. Công nghệ Khẩu độ phân tán là một trong những công nghệ quan trọng nhất được sử dụng trên các cảm biến của tiêm kích F-22 và F-35.

J-20 được chuyên gia Trung Quốc cho là có hệ thống quang học mạnh mẽ hơn F-22 và ngang tầm với F-35. Nguồn: Sina

Mặc dù trong những ngày đầu phát triển F-22, Không quân Mỹ dự định trang bị cho máy bay này thiết bị quang học trên không có tên là Tìm kiếm và Theo dõi Hồng ngoại Nâng cao (AIRST) để hỗ trợ radar trong tìm kiếm trên không, và vị trí lắp đặt cũng ở mũi của máy bay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sau khi đưa vào hoạt động, F-22 đã không áp dụng thiết kế này. Ngoài EOTS, F-22 cũng không trang bị EODAS. Đương nhiên, các thiết bị quang học trên máy bay này cũng sử dụng thiết kế phân tán tương tự EODAS, đó là hệ thống thăm dò hồng ngoại AAR-56 MLDs để cảnh báo khi tiếp cận tên lửa.

Về mặt ý nghĩa, MLDs thuộc cùng một hệ thống hồng ngoại, MLDs áp dụng thiết kế phân tán có thể được coi là “hàng nhái” của EODAS. Tuy nhiên, do khoảng cách phát hiện ngắn và thiếu màn hình hiển thị, các chức năng mà MLDs rất hạn chế. Nhìn chung, F-22 thiếu hai loại thiết bị phát hiện quang điện này, về mặt nhận thức tình huống chiến trường, vẫn còn một khoảng cách nhất định so với J-20. Những khiếm khuyết của F-22 đã đươc Mỹ khắc phục trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35. Là mô hình thực tế đầu tiên của hai khái niệm EOTS và EODAS, F-35 cũng là “tài liệu tham khảo” cho việc phát triển các thiết bị liên quan để lắp đặt trên J-20 của Trung Quốc.

F-35 là “tài liệu tham khảo” của J-20. Nguồn: Sina

Quan chức Mỹ chê vũ khí Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”

Phát biểu với tạp chí The National Interest, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, R. Clarke Cooper  ngày 31/10 cho biết, “chất lượng vũ khí của Trung Quốc rất thấp”, Trung Quốc đang áp dụng “cuộc chiến giá cả” và hối lộ để tham gia vào thị trường vũ khí thế giới. Các máy bay, xe tăng hay tên lửa Trung Quốc đều xuất ra thị trường với giá rẻ, và điều này cũng đồng nghĩa với chất lượng các loại vũ khí của Trung Quốc.

Tổng tham mưu trưởng Không quân Mỹ, David Goldfein đã từng đưa ra đánh giá về máy bay J-20 và so sánh với máy bay F-35 của Mỹ: “Khi chúng tôi áp dụng công nghệ máy bay thế hệ thứ 5, nó không chỉ là áp dụng cho 1 nền tảng, đó là một dãy các hệ thống khác nhau... Đó là về một mạng lưới cho chúng ta một lợi thế bất đối xứng. Vì thế, khi tôi nghe tới việc kết quả khi F-35 đối đầu với J-20, đó là một câu hỏi không thích đáng”.

Ông R.Clarke Cooper chê vũ khí Trung Quốc là “hàng rẻ tiền”. Nguồn: Sina

Theo ông Goldfein, việc so sánh F-35 và J-20 là quay lại thời kỳ khi ông bay trên máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk - hoàn toàn không có liên lạc gì với bên ngoài khi đóng nắp buồng lái để thâm nhập vào không phận của kẻ thù. Những hệ thống của J-20 cũng giống như chiếc F-117 có từ thập niên 1980. Trong khi có rất ít những thông tin chính xác về chiếc J-20, có những dấu hiệu cho thấy, máy bay Trung Quốc được trang bị với một radar mảng pha, một hệ thống tác chiến điện tử mạnh và cảm biến điện quan/hồng ngoại tương tự như trên hệ thống của F-35.

Tuy nhiên, dù máy bay Trung Quốc có thể có những cảm biến tốt - các quan chức không quân Mỹ đã cho rằng J-20 thiếu “cảm biến hợp nhất” và mạng lưới hiệu quả như F-22 hay F-35.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: chiến đấu cơ tàng hình J-20 Trung Quốc máy bay chiến đấu Trung Quốc vũ khí Trung Quốc J-20 Trung Quốc F-22 F-35

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Đang cập nhật dữ liệu !