Mục đích thực sự việc Mỹ tổ chức liên minh tuần tra chung eo biển Hormuz là gì?
Trung Đông là một “điểm tựa dầu mỏ” quan trọng đối với quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ và Mỹ chắc chắn sẽ không từ bỏ dễ dàng. Các phương tiện truyền thông Anh chỉ ra rằng, Quân đội Mỹ hiện tại đã rơi vào “vòng xoáy của cuộc chiến tranh du kích” ở Trung Đông.
Tuy nhiên, Quân đội Mỹ vẫn đang áp dụng các chiến lược riêng của mình để bố trí, sắp xếp và lợi dụng các mối đe dọa quân sự mạnh mẽ để thu hút nhiều đồng minh hơn. Kế hoạch cụ thể nhất của Mỹ gần đây là việc thành lập biên đội tàu hộ tống Vịnh Ba Tư do Mỹ chỉ huy. Hiện, kế hoạch của Mỹ đã có nhiều tiến triển mới.
Iran nhiều lần dọa phong tỏa eo biển Hormuz khi căng thẳng leo thang với Mỹ. Nguồn: Eastday.com |
Al Jazeera ngày 8/11 cho biết, chỉ huy hàng đầu của Hải quân Mỹ tại Trung Đông, tướng Jim Malloy đã công khai tuyên bố, sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư, Mỹ đã tích cực xúc tiến kế hoạch thành lập đội tàu hộ tống và đã đạt được nhiều tiến triển tích cực. Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Anh, Australia và Albania đã nhất trí điều động tàu chiến đến tham gia các hoạt động hộ tống. Hiện, Bahrain cũng cam kết gửi tàu chiến tham gia chiến dịch hộ tống Vịnh Ba Tư.
Theo đó, liên minh hộ tống của Mỹ đang dần hình thành và 7 quốc gia thành lập một liên minh hộ tống dưới sự chỉ huy của Mỹ để cùng thực hiện các chiến dịch bảo vệ trên eo biển Hormuz, trước mắt là chiến dịch Sentinel nhằm “bảo vệ vùng biển ở Vùng Vịnh khỏi các mối đe dọa và không tạo ra mối đe dọa nào”.
Liên minh hàng hải do Mỹ dẫn đầu bắt đầu chiến dịch Sentinel tuần tra vùng biển gần Iran |
Các chuyên gia về tình hình Trung Đông chỉ ra rằng, kế hoạch của Mỹ là nhằm đối phó với Iran, nhưng Quân đội Mỹ lại “nấp trong hậu trường”. Theo kế hoạch phân công của Mỹ, 6 quốc gia điều các tàu chiến tiến hành tuần tra, đảm bảo an ninh trên eo biển Hormuz, Mỹ chịu trách nhiệm chỉ huy, thu thập thông tin tình báo, hỗ trợ, điều phối và các công tác bảo đảm. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ giữ vai trò “chỉ huy trên bàn làm việc” mà không trực tiếp tham gia hành động, 6 nước còn lại sẽ đưa lực lượng "xung phong tiền tuyến".
Sự bố trí của Mỹ chủ yếu là nhằm tránh xung đột trực tiếp với Iran, điều này cũng làm giảm đáng kể nguy cơ của Quân đội Mỹ. Một khi xảy ra xung đột giữa 6 quốc gia trên và Iran, Mỹ có thể “rút tay” bất cứ lúc nào mà không bị tổn thất hoặc gặp rắc rối.
Iran tuyên bố bắn hạ UAV nước ngoài hôm 8/11 đây được coi là một thông điệp cứng rắn gửi tới liên minh do Mỹ chỉ huy. Nguồn: Eastday.com |
Về phía Iran, Chính phủ Iran vẫn thể hiện quyết tâm không thỏa hiệp trước Mỹ. Sự cứng rắn chính là phong cách mà Iran “tiếp thu” được sau nhưng gì Nga đã thể hiện và đạt được vị thế như hiện nay. Theo thông tin của hãng thông tấn Nga Tass ngày 8/11, lực lượng phòng không Iran đã sử dụng tên lửa đất-đối-không Mersad bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) chưa rõ nguồn gốc gần thành phố cảng Mahshahr. Gholamreza Shariati, Thống đốc tỉnh Khuzestan, cho biết xác một chiếc UAV đã được tìm thấy trong vùng đầm lầy ngoại ô thành phố cảng này.
Truyền thông Iran cho rằng, UAV này có nguồn gốc không rõ ràng, nhưng khả năng cao là thuộc về các thế lực thù địch phương Tây. Đáng chú ý, hành động này diễn ra cùng thời điểm Mỹ tuyên bố 7 quốc gia sẽ thành lập một liên minh hộ tống dưới sự chỉ huy của Mỹ để cùng thực hiện các chiến dịch bảo vệ trên eo biển Hormuz.
Liệu Mỹ có thật sự đang thay đổi chiến lược ở Trung Đông? Nguồn: Eastday.com |
Sau khi Iran tiết lộ tin tức bắn hạ UAV quân sự của các quốc gia khác, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ đã ra tuyên bố rằng, UAV bị Iran bắn hạ trong không phận của mình “không thuộc về lực lượng vũ trang Mỹ”. Đáng chú ý, Mỹ cũng tuyên bố, tất cả các tuyên bố liên quan đến máy bay quân sự thuộc về Mỹ là không chính xác, và các thông tin về việc máy bay quân sự Mỹ xâm chiếm không phận Iran là không đúng sự thật.
Giới phân tích tin rằng, tuyên bố của Mỹ thể hiện, Mỹ bắt đầu thay đổi chiến thuật, Mỹ không còn trực tiếp đi đầu, mà để cho các đồng minh thay thế Mỹ “xung phong tiền tuyến”. Hiện nay, Mỹ đang gặp nhiều bất lợi ở Trung Đông, điều này buộc Mỹ phải thận trọng hơn trong việc đối phó với các vấn đề ở khu vực này. Sự thay đổi chiến thuật của Mỹ cũng là điều phù hợp và điều này cũng cho thấy tình hình Trung Đông đang ngày càng “vi diệu” hơn.